Chuyển qua việc khác, Lãnh sự Pháp nói:
- Theo hiệp ước, chúng tôi đã cho tàu chiến tuần tra và đánh dẹp bọn
hải phỉ, từ cửa Đà Nẵng ra cửa Ba Lạt. Thượng Thư bộ Binh nước Nam có
tờ tư cho các quan ở những nơi tàu qua lại, cung ứng nước ngọt và rau quả
tươi. Chúng tôi đã nhận được tờ tư đó, nhằm cùng các ngài thực hiện.
Đình Túc tiếp lời:
- Vâng, chúng tôi sẽ cung ứng khi có tàu qua đây.
- Cũng theo hiệp ước, chúng tôi muốn đem quân lên vùng rừng núi
Bắc Kỳ giúp các ngài đánh bọn giặc Khách, nhưng không thấy các ngài yêu
cầu? - Kécgarađéc hỏi.
Đình Túc biết viên Lãnh sự này muốn mở đường cho quân Pháp lên
vùng thượng du, với danh nghĩa giúp ta đánh giặc, nhưng chính là tạo điều
kiện thâm nhập địa phận ta, chuẩn bị kế hoạch xâm lấn toàn Bắc Kỳ. Ông
nhã nhặn:
- Hiện nay quân lính bản triều ở đấy khá đông. Quân các tỉnh cũng đủ
sức chống giặc. Vì thế chưa muốn làm phiền quân lính các ngài.
Ng.uồn:.. .iread.vn
Đình Túc không ngờ cái Lãnh sự quán của Pháp tưởng chỉ để làm việc
ngoại giao, nhưng nó đã liên tiếp nhòm ngó đến việc nội trị của nước Nam.
Chỉ vài ngày sau, ông lại phải tiếp viên Lãnh sự. Kéc kháng nghị về việc ở
Ninh Bình có vụ vi phạm hiệp ước, về điều "Không được trừng trị người
cộng sự với Pháp và đảm bảo quyền theo đạo của dân chúng". Sự thật là ở
huyện Yên Khánh có việc dân lương trả thù dân giáo, vì khi quân Gácnhê
đến đây, dân giáo đã gây hại dân lương. Tri huyện Yên Khánh vạch rõ
nguyên do và nghiêm trị dân giáo. Biết chuyện này, Giám mục Puyginhê