thủy không đủ phong tỏa. Do Đài Loan khá dài và rộng. Quân Thanh tiếp
tục đánh trả ở ngoại vi Cơ Long, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn, tổn
thất.
Thực tế trên khiến Chính phủ Pháp phải nối lại cuộc thương lượng với
nhà Thanh. Lý Hồng Chương đắc ý. Ông nhận tiếp tục thực hiện quy ước
Thiên Tân, rút hết quân Thanh khỏi Bắc Kỳ, nhưng vẫn đòi Pháp để cho
nước Nam cống nạp Trung Quốc. Vẫn đòi sửa đổi lại đường biên giới: theo
một điểm ở dưới Lạng Sơn, phía Đông thẳng ra tới biển, phía Tây thẳng
sang Miến Điện (tức là các vùng Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai
Châu...)thuộc về Trung Quốc.
Đại diện Pháp không đồng ý mấy điều Thanh đòi hỏi. Cuộc thương
lượng lại bế tắc. Hồng Chương cho là Pháp không biết điều. Họ quên rằng
Bắc Kỳ vốn là đất phiên thuộc của nhà Thanh. Khi họ đánh chiếm mấy tỉnh
trung châu, Thanh đã thỏa thuận lấy tỉnh lỵ Sơn Tây cắt ngang Bắc Kỳ làm
thành hai phần Thượng, Hạ. Phần Thượng thuộc Thanh, phần Hạ thuộc
Pháp, nhưng liền sau đó họ phản đối. Lần thứ hai, Thanh đề nghị chia dọc
Bắc Kỳ làm hai phần, lấy sông Hồng làm ranh giới: phần tả ngạn từ đầu
sông tới biển thuộc Pháp, phần hữu ngạn thuộc Thanh. Nhưng sau đó họ lại
không bằng lòng. Lần này, Thanh đã rút tới mức thấp nhất, chỉ nhằm một
cái mỏm rừng núi của Bắc Kỳ, Pháp vẫn chưa ưng ý.
.Truyện. được dịch tại iRE.AD.vn.
Bên bàn thương lượng, các nhà ngoại giao hai bên cố giữ thái độ nhã
nhặn, nhưng ai cũng tìm lý lẽ để nói là phía mình đúng và cố giành lấy
phần hơn. Cũng có lúc phải tranh biện gay gắt.
Đại diện Thanh: - Nước Nam là phiên thuộc nhà Thanh đã hai trăm
năm ổn định. Chỉ từ khi Pháp đánh Bắc Kỳ mới sinh chuyện bất ổn. Pháp
phải chịu trách nhiệm trước thế giới về việc đảo lộn đó. Một lần nữa, chúng