(Chiếu Cần Vương xuống, biển rộng núi cao chuyển động. Lệnh tụ
nghĩa ra, quân hùng tướng mạnh kéo về.)
Trước sân bái đường dựng cột cao, kéo lá cờ sắc vàng, đề hai chữ Cần
Vương.
Bái đường khánh thành thì Tiến sĩ Tống Duy Tân từ Thanh Hóa ra.
Tỉnh ông không thuộc Bắc Kỳ, nhưng được biết Tiên Động là nơi Khâm sai
của vua chọn làm đất căn cứ, nên ông ra xin bàn việc nghĩa. Qua dòng sông
Mã chảy xiết, qua rừng sâu, đèo dốc, đi mấy ngày đường tới đây. Ông xúc
động ngắm nhìn ngôi bái đường đơn sơ mà tôn nghiêm, không kém ngày
nào ông vào kinh đô chiêm ngưỡng điện Thái Hòa. Mắt ông rưng rưng
hướng lên lá cờ Cần Vương ngời ngời ánh nắng. Ông đứng trước khung đại
tự "Ngũ sắc vân tiêu", nghĩ về một vùng rừng núi xa xôi mà vua Hàm Nghi
tạm trú. Ông phục xuống lạy trước án thư theo lễ quân thần. Rồi ông cùng
Quang Bích nghị luận về đôi câu đối: ý hay, lời chỉnh, thể hiện được tình
dân, thế nước lúc này.
.Truyện đư.ợc dịch .trực ti.ếp tại iREAD
Đứng trên đồi cao, Tống Duy Tân quan sát đồn lũy, pháo đài, đường
tiến, đường lui... chưa thể gọi là vững chắc, nhưng có tính toán thận trọng.
Nghĩa quân, nhóm thì luyện võ, tập bắn, nhóm thì vun ngô, tưới khoai. Ông
bỗng thấy những người ở đây, từ quan đến lính, đều đáng khâm phục. Tiên
Động chẳng những là bản doanh của nghĩa quân Bắc Kỳ mà còn là của
những tỉnh lân cận.
Quang Bích mời Tống Duy Tân vào bản doanh trò chuyện. Ông nhắc
lại hồi giặc Pháp đánh bán đảo Sơn Trà, cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị,
người Nam Định, thầy học của Tống Duy Tân, đã có tờ sớ xin vua Tự Đức
lấy huyện Yên Định - Thanh Hóa làm kinh đô thứ hai. Khi có giặc gâya hấn
thì vua và triều đình sớm dời ra đó, để có một hậu phương hùng hậu, dân
đông, lương nhiều, thủ hiểm chống giặc... Nhưng tiếc thay vua không