Các quan đều thấy không thể dàn xếp với những người đại diện nước
Pháp vừa đi buôn vừa làm việc quân. Nhưng họ hy vọng sứ thần ta ở Gia
Định đang thương lượng với Thống đốc Pháp. Hãy gắng nín nhịn để tránh
xung đột.
Tri Phương nghe mọi người nói, rồi đưa ra lời phỏng đoán:
- Có thể nổ chiến sự, nếu Thống đốc Nam Kỳ cũng muốn xé điều ước.
Nhưng chuyện ấy không dễ, vì trên ông ta còn có Chính phủ Pháp, họ phải
nghĩ đến việc triều đình ta kháng nghị. Do đó chiến sự khó nổ ra. Dù thế
nào thì ta cũng phải đề phòng. Cần tỏ cho người Pháp biết: chúng ta kiên
quyết phản đối hành động gây chiến của họ.
T-ruy-ện được cập nhật nhan-h nhất- tại iread.vn
Rồi ông lấy danh nghĩa Tổng đốc Hà Nội viết thư cho Gácnhê, phê
phán hành động ngang ngược phi lý của cả Đuypi lẫn Gácnhê, và ông kết
luận: "Ông đến đây để trục xuất Đuypi, vậy ông hãy buộc anh ta cùng ông
sớm đi khỏi nơi đây".
Cùng lúc, Tổng đốc cho in tờ hiệu triệu quân lính và dân chúng: chống
người Pháp vi phạm chủ quyền quốc gia.
Bác bỏ thư Nguyễn Tri Phương, ngay sau đó Gácnhê gửi tối hậu thư
với lời lẽ hăm dọa.
Sớm ngày 20-11-1873, các tàu chiến Pháp từ sông Nhị chĩa đại bác
bắn xối xả vào thành Hà Nội. Quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của
Gácnhê, từ mấy vị trí lân cận kéo đến bắn phá hai cửa thành Đông và Nam.
Đuypi chỉ huy đạo quân riêng, chiếm giữ khu phố có nhiều hiệu buôn lớn.
Cả đêm trước, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không ngủ. Vừa chợp
mắt ông đã phải vùng dậy khi nghe tiếng nổ đầu tiên. Ông không ngờ quân
Pháp sớm đánh như thế. Đạn nổ tới tấp, trúng công đường của Tổng đốc.