các ông Vũ Mẫu Kiện, Nguyễn Văn Trung mộ quân lính, mua súng đạn, thì
nên thế nào cho hay?
Trọng Mậu thấy Thượng Hiền nói thành thực. Song việc quân gắn liền
với sự thắng bại, sinh tử, phải xem xét lại cho nghiêm cẩn. Nghĩ vậy nhưng
qua một đêm khó ngủ, hôm sau ông lại thấy: việc đã bàn và ra nghị quyết,
đang được mọi người thực hành. Mình là cá nhân mà yêu cầu bàn lại, e
người ta cho là cậy chức quyền, gây phiền toái... Ông chột dạ chùn ý.
Suốt buổi sáng hôm ấy, Mậu đứng ngồi không yên. Mình là tham
mưu, thấy việc sai không ngăn ngừa, để xảy tai hại thì tội không nhỏ. Nghĩ
vậy, ông đến gặp riêng Hải Thần, bàn về lợi hại của việc đánh Tà Lùng.
Truyện được dịc--h t-ại iREAD.vn-
Hải Thần giấu vẻ khó chịu. Mậu là người Đông Du sau Thần, học ở
Nhật rồi về Tàu, cùng vào lính và thực hành như nhau. Mậu chưa bộc lộ tài
năng qua thực tế, chỉ mới cùng Châu viết được tập "Phương lược quân
Quang Phục". Mậu được đưa vào Ban Chấp hành Hội phụ trách quân vụ
nên có quyền hơn. Nay việc đã có nghị quyết, dẫu chỉ nói chứ không ghi
văn bản, Mậu đòi làm khác đi là không được... Thần không bộc lộ điều
mình nghĩ, chỉ nói nhẹ nhàng: - Đánh một cái đồn phải điều tra tình hình,
thực địa, tôi đã cho tiến hành. Thay đổi nơi đánh thì phế bỏ hết, làm lại từ
đầu là khó. Ông cứ để thi hành theo nghị quyết.
Vậy là Hải Thần không nghe. Thượng Hiền thì nể nang không nói. Sự
bổ khuyết bây giờ chỉ còn có cách tăng cường tiếp ứng, để nếu thắng thì
chắc thắng, nếu bại thì đỡ tổn thất. Mậu vội vã chuẩn bị hỗ trợ trận đánh
cùng Hải Thần.
Hải Thần tập hợp được hơn ba chục người Việt, thuê sáu chục người
Tàu, quần áo rách lành nhiều kiểu, nhưng đều đeo phù hiệu quân Quang