làm lành với kẻ thù... Người thường thì già sinh lẩm cẩm. Ông ấy mới
ngoài năm mươi tuổi, đâu phải đã già?
Ấm Đoan bưng chén trà trên tay, mải nghe mà không uống. Đồ Liên
càng nói càng cuồn cuộn, sục sôi, muốn dốc hết nỗi buồn bực vào câu
chuyện. Suốt thời gian qua, khi anh em đến gặp Đoan, khi Đoan đến nhà
anh em, họ đều băn khoăn thắc mắc về cái chuyện đề huề ấy. Thoạt đầu
Đoan cũng nghĩ là Bội Châu có sự đổi thay. Cái đổi thay đã nảy ở Bá Ngọc
thì cũng có thể nảy ra ở Bội Châu. Nhưng không lâu, anh em từ Tàu về liên
lạc với Đoan, kể lại vì sao Châu viết bài đó. Rằng người Pháp vốn có âm
mưu vừa đánh vừa dụ. Dụ được thì khỏi tốn sức đánh. Nó đã bỏ tiền ra dụ
được Lê Dư, Bá Ngọc, nó lại dùng ngay hai kẻ ấy để "vận động" Châu.
Trong lúc lo buồn vì mọi việc làm đều thất bại, nhiều anh em đồng chí kẻ
mất, người tù đày, Châu sinh quẫn trí; lại bị hai người vốn tin cẩn bày vẽ,
khiến Châu mắc bẫy. Gần đây ông đã nghĩ lại. Nó bảo ông về nước để giữ
chức quan to trong triều, được hưởng bổng hậu, hoặc cứ ở nước ngoài, nó
cấp tiền ăn chơi sung sướng, chỉ cần không chống đối nó. Ông đã cự tuyệt
hoàn toàn... Như thế là ông vẫn trở lại, giữ được ý chí...
Truyện được .d.ịch tại iREAD.v.n.
Ấm Đoan kể điều trên cho Đồ Liêm nghe. Điềm tĩnh, ôn tồn, Đoan
thuyết giải thêm, nhằm rõ tình rõ lý:
- Dẫu trong hoàn cảnh bản thân hoang mang, bế tắc, lại bị mấy kẻ lừa
phỉnh xui giục, Bội Châu viết bài ấy vẫn là sai lầm nặng nề. Anh em bực
tức, phản đối là phải. Nhưng Bội Châu cũng đã thấy sai, tự nhận: "Việc này
do Phan Bá Ngọc làm cho tôi lầm lẫn, mà thực ra cũng là vì tôi khinh suất
tin nghe anh ta". Thế là Châu đã nhận ra sai trái. Rồi ông không làm theo
điều Pháp muốn, nên được anh em nhìn nhận ra mà thể tất. Nay cần theo
dõi xem ông sẽ làm những gì?