CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU - Trang 973

CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU

Bút Ngữ

www.dtv-ebook.com

Chương 107

Cụ Phan sống ở Huế nhưng lòng đau đáu nghĩ về Nghệ - Tĩnh. Tin tức

đến chậm nhưng rồi cụ cũng biết đồng bào quê nhà nổi dậy. Thỉnh thoảng
hai ông già Hoàng Hành, Phạm Ký đem về cho cụ một vài tờ báo, nhưng
báo đưa tin bị kiểm duyệt cắt xén hoặc tin thất thiệt. Cụ bảo hai ông ra bến
Ngự, xuống thuyền hỏi những người lái mắm xứ Nghệ. Họ nói thì mới tin
được. Bắt đầu từ ngày 1-5-1930, công nhân một số nhà máy ở thành Vinh,
bến Thủy, cùng với nông dân nhiều làng ven thành, đã biểu tình kỷ niệm
ngày Lao động quốc tế.

Đến ngày 12-9, cuộc tranh đấu lên cao tại huyện Hưng Nguyên rồi bị

tàu bay Pháp ném bom. Tiếp đó, Khâm sứ Lơphôn cùng Nguyễn Hữu Bài,
Thượng Thư bộ Lại, đích thân tới Vinh xem xét "Loạn Cộng Sản". Rồi viên
chánh thanh tra tòa Khâm sứ Đuypônông cùng Tôn Thất Đàn, Thượng Thư
bộ Hình, hiệp đồng chỉ huy tiễu trừ bọn phiến loạn. Tôn Thất Đàn tỏ ra
hung hăng muốn triệt hạ cả hai tỉnh, tuyên bố "Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú,
vô Nghệ - Tĩnh bất bần" (có Nghệ - Tĩnh chẳng giàu, không Nghệ - Tĩnh
chẳng nghèo). Một lực lượng lính lê dương, lính khố đỏ, khố xanh mở cuộc
khủng bố dữ dội, từ giữa tháng chín đến cuối tháng mười. Xô viết các
huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn vẫn được duy trì, nhưng yếu
dần.

Cụ Phan nói với ông Hành, ông Ký:

- Cái đất Nghệ - Tĩnh khô cằn, người ăn rau má, lá khoai, "chó ăn đá,

gà ăn sỏi", nhưng lại là nơi địa linh nhân kiệt. Năm tôi chín tuổi, Pháp bắt
triều đình nước Nam ký tờ ước nhường đất Nam Kỳ cho Pháp. Nghệ - Tĩnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.