mười, nhân dân nổi lên đánh phá các huyện lỵ, công sở. Nhiều tổng xã về
tay nhân dân. Tối tối bà con rủ nhau đi họp và học chữ. Ở sân đình, trai gái
hò ví, giặm; trẻ con nhảy nhót reo vui...
Ấm Đoan hỏi Ngô Văn Triện, đang trọ nhà mình:
- Ông đoán xem liệu anh em Nghệ - Tĩnh giữ được lâu không?
Văn Triện ngẫm nghĩ rồi đáp:
- Đây là bước tiến rất mới, rất quan trọng của cuộc chống Pháp. Quy
mô rộng lớn hơn, tầm mức cao hơn nhiều so với Thái Nguyên, Yên Bái.
Nhưng bọn Pháp khủng bố tàn bạo hơn hẳn, rồi chúng cũng đẩy lùi.
Truyện -được dịch trực tiế-p tại iREAD--
Ấm Đoan đã có suy nghĩ, nói tiếp:
- Tôi cứ ngẫm về cái nội lực, cái thực chất của cuộc nổi dậy này. Đúng
là nó bị khủng bố tàn bạo, nó có thể phải lùi, phải biết cương nhu, tiến
thoái. Nhưng xem ra nó dẫu lui mà không tan. Vì nó có quy mô rộng lớn,
có tiềm lực và có ý thức sâu xa, có tính quảng đại toàn dân. Cho nên nó có
thể bị vùi dập mà vẫn hồi phục. Chứ không như hai cuộc Thái Nguyên, Yên
Bái. Anh em ta rất dũng cảm nhưng khi bị đánh ác liệt là rất khó hồi phục.
Văn Triện nghe Đoan nói đúng, song vẫn băn khoăn:
- Đảng Cộng Sản làm được một việc trước đây Quang Phục và Quốc
Dân chưa làm được. Nhưng bọn Pháp cũng dám làm những việc trước đây
chúng chưa từng làm để đàn áp. Do đó còn muôn vàn khó khăn, còn máu
đổ, đầu rơi.
Đoan khẽ gật gật: