CÁNH DIỀU NO GIÓ
8
cảm, sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác những lúc
khó khăn, những lúc nguy nan: “Chú Thỏ con
tội nghiệp/ Bị Cáo chiếm mất nhà/ Trâu muốn
cứu giúp Thỏ/ Nhưng chẳng biết làm sao/.../
Chú Gà trống dũng cảm/ Đã dụ được con
Cáo/ Thò đầu ra cửa sổ/ Liền bị mỏ nhọn
hoắt/ Mổ liên hồi vào đầu/ Cáo già không
chịu được/ Bèn chạy biến vào rừng.” (Chú gà
trống dũng cảm). Ở bài “Cái kim đồng hồ”;
tác giả đã thông qua cách hƣớng dẫn xem giờ
để nhắc nhở các em phải học bài chăm chỉ,
đúng giờ: “Kim ngắn chỉ giờ/ Kim dài chỉ
phút/ Kim ngắn chạy chậm/ Kim dài chạy
nhanh/ Đến giờ học rồi/ Ta phải học thôi!”.
Và đây là bài học về sự an toàn, giúp các
em ngay từ nhỏ đã có hiểu biết và ý thức khi
tham gia giao thông: “Đến giữa ngã tư/ Bé
cần người dắt/ Đi qua ngã tư/ Cột đèn xanh
đỏ/ Nhắc bé điều gì?/ Màu đỏ dừng lại/ Màu
xanh bé đi/ Màu vàng bé đợi/ Bé ơi nhớ nhé!”
(Đi qua ngã tƣ). Trong tập thơ này Thành Đô
đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả,
so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… để làm toát lên
dụng ý nghệ thuật của mình: “Mèo con ơi!
Mèo con!/ Khăn mặt đâu không lấy?/ Mà
dùng tay để lau/ Lại còn dùng lưỡi liếm/ Ôi,
thật là bẩn quá!/ Làm thế không sạch đâu!”
(Mèo rửa mặt). Không những thế tập thơ còn
cho thấy cái tài quan sát của tác giả. Chính vì