nhận thì không phải trả mức phí nào. Ở Bắc Mỹ, nếu một ai đó gọi cho bạn
vào di động của bạn, bạn sẽ phải trả tiền. Kết quả là, người châu Âu thoải
mái hơn nhiều trong việc cho người khác số di động, do đó tỷ lệ sử dụng
cũng tăng. Để biết thêm về chủ đề này, xem Strategis Group, “Nghiên cứu
bên gọi trả tiền”; ITU-BDT quy định cơ sở dữ liệu viễn thông” và ITU
Website: <http://www.itu.int/ITU-D/ict/statistics>. Kể đến tác động của
mỗi nhân tố trên (tiêu chuẩn GMS, giá thấp hơn điện thoại cố định và bên
gọi trả tiền), cũng như là các nhân tố chưa được dẫn ra khác không phải là
một công việc đơn giản. Nhưng chúng tôi muốn nói rằng tác động của tiêu
chuẩn duy nhất ít hơn rất nhiều so với những gì nó được công nhận và chắc
chắn không phải là yếu tố chính trong việc giải thích tỷ lệ thâm nhập của
điện thoại di động ở châu Âu cao hơn ở Bắc Mỹ.
1. Có hai cách nghĩ về một sản phẩm hay dịch vụ trong chuỗi giá trị. Chuỗi
giá trị này có thể được khái quát bằng thuật ngữ về các quá trình, có nghĩa
là, các bước giá trị gia tăng cần thiết để tạo ra hoặc chuyển giao nó. Ví dụ,
các quy trình thiết kế, lắp ráp, tiếp thị, bán hàng và phân phối là các quy
trình chung trong một chuỗi giá trị. Một chuỗi giá trị cũng có thể được hiểu
theo thành phần, hoặc “hóa đơn nguyên liệu” đầu vào của một sản phẩm.
Ví dụ, khối động cơ, khung gầm, hệ thống phanh và đoạn lắp ráp nhỏ điện
tử để cấu thành một chiếc xe hơi là các thành phần của chuỗi giá trị xe. Giữ
cả hai ý kiến về một chuỗi giá trị trong tâm trí là điều rất hữu ích, vì chuỗi
giá trị cũng “lặp lại” – có nghĩa là chúng đều có mức độ phức tạp như nhau
ở mọi cấp độ phân tích. Cụ thể là khi một sản phẩm đi qua quá trình xác
định chuỗi giá trị, rất nhiều thành phần khác nhau được sử dụng. Nhưng tất
cả các thành phần ấy đều có trình tự riêng mà nó phải vượt qua. Sự phức
tạp của việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm không thể tối giản một cách
căn bản được. Câu hỏi đặt ra là nên tập trung vào mức độ phức tạp nào.
2. Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên mô hình năm yếu tố và đặc tính
giá trị của Giáo sư Michael Porter. Xem Michael Porter, Competitive
Strategy (New York: Free Press, 1980) và Competitive Advantage (New
York: The Free Press, 1985). Các nhà phân tích thường sử dụng mô hình
năm yếu tố của Porter để xác định các công ty nào trong một hệ thống giá