Process (Homewood, IL: Richard D. Irwin, 1972), và R. Burgelman,
“Corporate Entrepreneurship and Strategic Management: Insights from a
Process Study,” Management Science 29, no. 12 (1983): 1349–1364.
14. Chương 8 xem xét sâu hơn các ảnh hưởng của giá trị trong phân bổ
nguồn lực và đưa ra chiến lược.
15. Ví dụ, Toyota vào thị trường Bắc Mỹ với mẫu Corona, một sản phẩm
nhắm vào các tầng giá thấp nhất của thị trường. Khi nhóm mức tiếp nhận
của thị trường trở nên đông đảo với các mẫu xe trong giống nhau như
Nissan, Honda và Mazda, cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh với chi phí
thấp ngang nhau khiến lợi nhuận giảm. Toyota phát triển xe hơi tinh vi hơn
nhắm đến cấp cao hơn của thị trường để cải thiện lợi nhuận của mình. Gia
đình xe Corolla, Camry, 4-Runner, Avalon và Lexus đã được giới thiệu như
phản ứng của họ với áp lực cạnh tranh – Toyota giữ lợi nhuận của mình ở
mức tốt bằng cách chuyển lên thị trường cao hơn. Trong quá trình này,
Toyota phải thêm chi phí cho hoạt động thiết kế, sản xuất và hỗ trợ xe hơi
thuộc tầm cỡ này. Sau đó họ quyết định thoát khỏi mức chấp nhận của thị
trường, tìm thấy lợi nhuận có thể kiếm được ở đó là không thể chấp nhận
được với cơ cấu chi phí đã chuyển đổi của mình. Toyota gần đây đã giới
thiệu mô hình Echo của nó trong nỗ lực để trở lại các mức chấp nhận với
chiếc xe ở mức giá 14.000 đô-la – gợi lại nỗ lực định kỳ của các nhà sản
xuất ô tô Mỹ để thiết lập lại vị trí ở thị trường giá thấp. Quản lý cấp cao của
Toyota quyết định tung ra mô hình mới này là một chuyện. Tuy nhiên, để
thực hiện chiến lược này thành công, nhiều người trong hệ thống Toyota,
bao gồm cả các đại lý, sẽ phải đồng ý rằng bán nhiều xe hơi với mức lợi
nhuận thấp hơn là cách tốt hơn để công ty tăng lợi nhuận và giá trị vốn chủ
sở hữu so với bán Camry, Avalon và Lexus. Chỉ thời gian mới có thể biết
chắc chắn liệu Toyota có thành công trong việc tăng giá trị phát triển của
công ty hay không.
16. Đọc Edgar Schein, Organizational Culture and Leadership (San
Francisco: Jossey-Bass, 1988). Mô tả của chúng tôi về sự phát triển của nền
văn hóa của một tổ chức bắt nguồn nhiều từ nghiên cứu của Schein.