có nhiều hình thái biến dạng trong đó GDP đầu người tăng nhưng ở tốc độ
rất thấp, hoặc có trường hợp giảm
Ở đây ta không bàn đến chất lượng (quality) của thành quả tăng trưởng.
Môi trường xuống cấp, phân phối thu nhập và tài sản bất bình đẳng, hiệu
quả đầu tư thấp, v.v. cho thấy chất lượng phát triển ở Việt Nam và Trung
Quốc đều kém. Có điều ở mặt chất lượng Việt Nam không hơn Trung Quốc
nhưng tốc độ phát triển thấp hơn..
Luật đầu tư nước ngoài và Luật doanh nghiệp sửa đi sửa lại nhiều lần, kể cả
những nghị định bổ sung và những tu chỉnh từng phần, hầu như hằng năm
đều có sự thay đổi nội dung các luật này.
Tôi đã kiến nghị với nhà nước về vấn đề này từ năm 1996 nhưng chẳng
không được thực thi. Một số bộ trong chính phủ có thi tuyển nhưng hầu hết
có tính cách hình thức. Kinh nghiệm của Nhật được giới thiệu trong Trần
Văn Thọ (1997) Ch. 3.
Collier (2007) gọi những nước cực nghèo này là “tỉ tỷ người ở tận đáy của
kinh tế thế giới” (the bottom billion). Theo tác giả này thì hiện nay trên thế
giới có 58 nước như vậy, dân số tổng cộng khoảng một tỉ người. Nếu ta chỉ
kể những nước có số dân trên 20 triệu thì số nước thuộc nhóm này là 13.
Hiện có 12 tập đoàn kinh tế và 11 tổng công ty của nhà nước (Theo website
của Chính phủ ngày 14/02/2011 http://www.chinhphu.vn/portal/page?
_pageid=517,33802599&_dad=ortal&_schema =PORTAL
Tham khảo thêm: Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld (2005) ,
International Economics: Theory and Policy, 5th Edition, Addison-Wesley
Longman.
Độc quyền doanh nghiệp có thể được bào chữa cho một số ngành có tính
độc quyền tự nhiên trong một khu vực địa lý nhất định (tỉnh, thành phố)
như các công ty cung cấp dịch vụ công cộng cơ bản như điện, nước, môi
trường… Điều cần chú ý là: (i) phạm vi độc quyền không bao phủ cả quốc
gia; (ii) chính quyền địa phương phải cùng người dân giám sát chặt chẽ
việc định giá và chất lượng dịch vụ của số ít công ty này. Việc giám sát
nhiều ngành độc quyền như ngành điện, hàng không, đóng tàu,… thậm chí