CAO BÁ QUÁT, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP - Trang 5

Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Ông là con Cao Tửu Chiếu,
tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em (song sinh)
với Cao Bá Đạt (cha Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc).
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ
thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ
thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông
thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển,
thì bị bộ Lễ kiếm cớ [1] xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người
đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào
kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.
Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử
lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (Hành tẩu).
Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một
số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là
Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển . Việc bị phát giác,
Giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi bị
kết vào tội chết. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ
tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh.
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha, nhưng
phải đi xuất dương hiệu lực (để lấy công chuộc tội) trong phái bộ do Đào
Trí Phú làm trưởng đoàn. Phái đoàn ông đi sang Batavia (Indonesia) và
Campuchia với mục đích chính là đem đường bán cho nước ngoài để mua
về những hàng xa xỉ cho triều đình.
Vào tháng 8 năm 1844, đoàn thuyền của phái bộ về đến Việt Nam, và sau
đó Cao Bá Quát được gọi về bộ Lễ. Ở đây không lâu, ông bị thải hồi về
quê. Trước đây, ông vốn ở phố Hàng Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái
Học), năm 24 tuổi ông vào kinh thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha
chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc
Bạch.
Về Hà Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật [2]
Ở đây những lúc rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn
Siêu, Trần Văn Vi, Diệp xuân Huyên...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.