CAO BÁ QUÁT, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP - Trang 7

của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống
sông.
II. Tác phẩm:
Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây),
các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ
và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên
soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện
Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc
chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên
ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể
ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này
về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa
cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều
hơn, được tập hợp trong các tập:
-Cao Bá Quát thi tập
-Cao Chu Thần di thảo
-Cao Chu Thần thi tập
-Mẫn Hiên thi tập
III. Sự nghiệp văn chương:
Tuổi trẻ của Cao Bá Quát được ghi lại bằng hàng loạt bài thơ tràn đầy khí
phách (Tài mai [Trồng mai], Thanh Trì phiếm châu nam hạ [Từ Thanh Trì
buông thuyền xuôi nam], Quá Dục Thúy Sơn [Qua núi Dục Thúy]...). Trích
hai câu trong bài Quá Dục Thúy Sơn:
Ngã dục đăng cao
Hạo ca ký vân thủy

Dịch:
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước...

Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử
đã tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bộ làm một chức quan nhỏ (Hành
tẩu bộ Lễ). Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhục chí và bế tắc khi nhìn thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.