Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song,
giữ vững cương thường.
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn
Trãi),
Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…
(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm
trí Lê Huy vĩnh lão khê).
Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới):
Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên
đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống
nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và
tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình.
Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát
sớm nhận ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông tưởng.
Có những lúc cảm thấy bất lực trong việc thay đổi, ông muốn hưởng nhàn,
vào hưởng lạc như Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những
người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm
một con đường khác. Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong
trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình.
Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và
quê hương. Bài nào cũng thắm thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề
cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình.
Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng
chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ". Trong dịp đi sang Indonesia, ông cũng
có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người
da đen...
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp
đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn