Cho đến thời điểm hiện tại 2014, Israel và Palestine vẫn không đạt
được một thỏa thuận hòa bình cuối cùng trên mảnh đất Palestine.
Các vấn đề quan trọng còn tồn tại là: công nhận lẫn nhau, biên
giới, an ninh, quyền lãnh hải, việc kiểm soát Jerusalem, khu định cư
của Israel, quyền tự do trong các hoạt động của người Palestine, và
giải quyết các khiếu nại của người Palestine về “Quyền Hồi
hương” cho người tị nạn.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, thế giới các nước Hồi giáo
Ả
Rập không ngừng phản đối việc thành lập một quốc gia Do Thái ở
Palestine, và tìm cách đánh bại hoặc gây suy yếu Israel bằng các
cuộc tấn công quân sự, chiến tranh khủng bố hay cấm vận toàn
diện. Tranh chấp về đất đai và sự thù nghịch mang nặng màu sắc
tôn giáo của các nước Ả Rập Hồi giáo đối với Israel đã châm ngòi
cho những bất ổn chính trị cho cả khu vực Trung Đông kéo dài cho
đến ngày nay. Nhưng cũng chính sự thù nghịch ấy là một thách thức
sống còn cho dân tộc Israel, đẩy họ vào một vị thế buộc phải sử dụng
tất cả những tinh túy nhất chắt lọc từ 4000 năm lịch sử để sống,
để tồn tại.
NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ TIẾN
TRÌNH HÒA BÌNH
Tiến trình hòa bình trong cuộc xung đột Israel-Palestine đã bắt
đầu hình thành trong những năm qua mặc dù bạo lực đang diễn ra
vẫn thắng thế kể từ những ngày đầu của cuộc xung đột. Từ những
năm 1970 đã có một nỗ lực song song được thực hiện để tìm kiếm
những tiền đề nhờ đó hòa bình có thể đạt được trong cả hai cuộc
xung đột Ả Rập-Israel và Palestine-Israel. Một số quốc gia Ả Rập
đạt được hiệp ước hòa bình với Israel, như Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-
Israel (1979) và Hiệp ước Hòa bình Jordan-Israel (1994), trong khi