Nguồn: http://nghiencuulichsu.com/2012/10/04/lich-su-xung-dot-giua-israel-va-cac-quoc-gia-
arap/
David Ben-Gurion
Để có một bức tranh bao quát hơn, chúng ta nên nhắc lại đôi chút
về hoàn cảnh địa-chính trị của Palestine và các vùng đất láng giềng
quanh nó trong hơn một thế kỷ vừa qua. Trong khoảng thời gian
1453-1917, Palestine không phải là một quốc gia độc lập mà là một
vùng đất mênh mông thuộc Đế quốc Ottoman (còn gọi là Đế
quốc Thổ Nhĩ Kỳ) với đa số là dân Ả Rập Hồi giáo và Ả Rập Thiên
Chúa giáo, cũng như một thiểu số người Do Thái, Hy Lạp, Druze,
Bedouin và các dân tộc thiểu số khác. Vào thời điểm này, người Do
Thái phần lớn sống lưu vong tập trung ở Đông Âu, Trung Âu và các
cộng đồng lớn ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Mỹ. Thời đỉnh cao
quyền lực ở thế kỷ 16 và 17, lãnh thổ của Đế quốc Ottoman trải dài
qua các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi và đa
phần Đông Nam châu Âu đến tận Kavkaz. Trong Thế Chiến I,
Đế quốc Ottoman đứng trong phe Liên minh Trung tâm (Central
Powers) cùng với Đức, Áo-Hung và Bulgaria chống lại phe Hiệp ước
gồm Anh, Pháp, Nga và sau đó thêm Hoa Kỳ cùng một số nước
khác. Năm 1917, Anh Quốc đánh bại Đế quốc Ottoman. Thế
Chiến I kết thúc. Đế quốc Ottoman sụp đổ. Số phận của các vùng
đất thuộc Đế quốc Ottoman và đặc biệt là Palestine sẽ được giải
quyết như thế nào?
Tháng Tư năm 1920 Hiệp định San Remo (The San Remo
Conference) được nhóm họp với sự tham gia của Anh, Pháp, Ý và Nhật
nhằm áp dụng chế độ ủy trị cho các vùng đất trước đây bị Đế
quốc Ottoman chiếm đóng tại Trung Đông. Kết quả là Syria và
Lebanonđược đặt dưới quyền ủy trị của Pháp, còn Iraq và Palestine
dưới quyền uỷ trị của Anh. Tại thời điểm này, vùng đất Palestine
rất rộng lớn bao gồm cả lãnh thổ thuộc Jordan ngày nay. Năm 1922,
Hội Liên đoàn các Quốc gia hay Hội Quốc Liên (Council of the