League of Nations) quy định lại biên giới Palestine chỉ đến miền
Tây sông Jordan, còn phần phía Đông sông Jordan tách ra thành
một quốc gia riêng biệt gọi là Transjordan vẫn thuộc quyền ủy trị
Anh. Sau Thế Chiến II, Anh buộc phải huỷ bỏ chế độ uỷ trị, công
nhận Transjordan là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngày Ba
năm 1946, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Đồng minh. Ngày Năm
năm 1946, Transjordan được hoàn toàn độc lập và đổi tên nước thành
Jordan vào năm 1948. Các nước láng giềng khác của Palestine cũng
lần lượt giành được độc lập: Ai Cập (1922), Iraq (1932), Syria (1946),
Lebanon (1946),... Riêng vùng đất Palestine còn lại từ phía Tây sông
Jordan sang tới bờ biển Địa Trung Hải thuộc quyền ủy trị của Anh
cho đến 1947 và được chuyển giao sang cho Liên Hợp Quốc để giải
quyết tranh chấp giữa người Do Thái và người Ả Rập Palestine trên
vùng đất này.
Có một câu chuyện nhỏ đã ảnh hưởng không ít đến việc nhập cư
của người Do Thái châu Âu về Palestine trong những năm đầu thế
kỷ 20. Đó là trong Thế Chiến I [1914-1918], nhà bác học Anh gốc
Do Thái Chaim Weizmann [1874-1952] đã chế tạo thành công được
chất Acétone nhân tạo là chất liệu chính để sản xuất chất nổ
T.N.T giúp quân Đồng minh chống lại Phát xít Đức. Để trả ơn cho
Chaim Weizmann, năm 1917 Thủ tướng Anh Lloyd George đã chấp
nhận cho Người Do Thái tại châu Âu trở về nhập cư vào Palestine.
Tuyên bố Balfour năm 1917 xác nhận rằng chính phủ Anh Quốc
“nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước
quê hương cho người Do Thái”. Tuy nhiên Tuyên bố Balfour chỉ nặng
về hình thức và việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa người Do
Thái và người Ả Rập Palestine trên mảnh đất Palestine vẫn gặp rất
nhiều rắc rối cho đến tận năm 1948 và tiếp tục cho đến ngày
nay.
Thực tế thì ngay từ đầu những năm 1900, người Do Thái đã bắt
đầu mua đất và bắt đầu phát triển những vùng định cư ở