bản đạt được bên ngoài khuôn khổ Hội nghị Madrid. Sau đó, một quá
trình dài đàm phán được gọi là “Tiến trình hòa bình Oslo” bắt đầu.
Hỗ trợ tài chính bắt đầu đổ vào Palestine từ phương Tây và Nhật
Bản. Nhưng không may, xu hướng mới trong quan hệ giữa Israel và
Palestine cũng kéo theo một làn sóng bạo lực của các nhóm Hồi giáo
cực đoan của cộng đồng Palestine như Hamas và Thánh chiến Hồi
giáo (Islamic Jihad). Nổi lên ở Gaza vào những năm 1970, Thánh
chiến Hồi giáo là một phong trào chiến binh có đảng phái chính
xác không rõ ràng, tài trợ của Thánh chiến Hồi giáo được cho là
đến từ Syria, Iran và Hezbollah. Thánh chiến Hồi giáo hoạt động
chủ yếu ở Bờ Tây và Gaza, và đã nhận trách nhiệm về nhiều vụ
đánh bom tự sát chống lại Israel, cùng với các cuộc tấn công ở
Lebanon. Cũng giống như Hamas, mục tiêu của Thánh chiến Hồi
giáo là hủy diệt Israel. Những nhóm cực đoan này ngay lập tức bắt
đầu một chiến dịch tấn công nhắm mục tiêu vào người Israel.
Điều này khiến nhiều người Israel sợ hãi và tin rằng thực tế mới
được tạo ra tại các Hiệp định Oslo, cụ thể là sự hiện diện của một lực
lượng cảnh sát vũ trang của khoảng 30.000 người Palestine,... có thể
dễ dàng chuyển đổi từ hợp tác để thành thù địch.
Trong tháng Mười năm 1998, Arafat và Thủ tướng Israel khi đó là
Benjamin Netanyahu đã ký kết “Biên bản Ghi nhớ Wye” (Wye
Memorandum), theo đó “kêu gọi thực hiện các bước triển khai thứ
nhất và thứ hai của Israel theo DOP trong ba giai đoạn.” Ít lâu sau
đó, chính phủ Netanyahu đổ và Đảng Lao động của Ehud Barak giành
quyền kiểm soát Cơ quan Lập pháp Israel (Knesset). Năm 1999,
Ehud Barak đã được bầu làm Thủ tướng mới của Israel. Barak tiếp
tục chính sách của Rabin trong việc hỗ trợ tiến trình hòa bình.
Các Hiệp định Oslo, được gắn vào với một cái bắt tay mang tính
biểu tượng giữa các nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat và Thủ tướng
Israel Yitzhak Rabin trên bãi cỏ Nhà Trắng vào năm 1993, đã được ca