chiếm quyền kiểm soát dải Gaza vào ngày 14 tháng Sáu năm 20 07.
Hamas tuyên bố rằng họ không có ý định chấp nhận bất kỳ sự
công nhận nào về Israel. Họ nói họ cũng không chấp nhận các Hiệp
định Oslo, và sẽ không chấp nhận hoặc thừa nhận bất kỳ cuộc đàm
phán nào với Israel. Trong suốt những năm trước, Hamas cũng công
khai tuyên bố rằng họ khuyến khích và tổ chức các cuộc tấn công
chống lại Israel. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong sự tương tác
giữa Israel và chính quyền Palestine trong quá trình đàm phán
nhằm hướng đến “tình trạng cuối cùng” của Palestine là một nhà
nước độc lập.
Hầu hết các quốc gia phương Tây và các tổ chức quốc tế
không chính thức thừa nhận chính phủ tại Gaza do Hamas đứng đầu
và phản ứng bằng cách cắt đứt tất cả các quỹ tài chính cho Hamas
và chính quyền Palestine và nhấn mạnh rằng Hamas phải công
nhận Israel, từ bỏ bạo lực và chấp nhận các thỏa thuận hòa bình trước
đó. Về phía mình, Israel cũng từ chối đàm phán với Hamas, vì
rằng Hamas không bao giờ từ bỏ niềm tin rằng Israel không có
quyền tồn tại và toàn bộ Nhà nước Israel là một sự chiếm đóng
bất hợp pháp cần phải tiêu diệt. Israel và nhiều nước khác coi
Hamas là một tổ chức khủng bố và do đó không được tham gia các
cuộc đàm phán hòa bình chính thức.
Israel thắt chặt việc qua lại tại biên giới với Gaza sau khi Hamas
tiếp quản Gaza. Đời sống kinh tế ở Gaza trở nên vô cùng tồi tệ và
các tổ chức cứu trợ không tìm ra biện pháp hữu hiệu nào để viện trợ
cho người dân Palestine đang sinh sống tại Gaza. Biên giới ra vào Ai
Cập tại Rafah trên lý thuyết do người Palestine điều hành dưới sự
giám sát của EU. Ai Cập đã đóng cửa biên giới sau khi Hamas tiếp
quản Gaza, ngoại trừ việc cho phép thực phẩm và thuốc men vào
Gaza. Tháng Năm năm 2011, chính phủ mới của Ai Cập dưới thời Tổng
thống Mohamed Morsi mở lại biên giới cho người dân và giảm nhẹ
hạn chế thị thực cho người Palestine. Quân đội Ai Cập lại đóng cửa