như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Hiệp ước Luật Biển và
Tòa án Hình sự Quốc tế. Nó sẽ cho phép Palestine quyền đòi hỏi
quyền lợi hợp pháp trên lãnh hải và vùng trời của họ như là một nhà
nước có chủ quyền được Liên Hợp Quốc công nhận, cho phép người
dân Palestine quyền khởi kiện trong việc kiểm soát lãnh thổ của họ
tại Tòa án Công lý Quốc tế và đưa các cáo buộc tội phạm chiến
tranh ra Tòa án Hình sự Quốc tế.
Trong quan điểm của Israel, bất kể sự công nhận của Liên Hợp
Quốc, thực sự không có Nhà nước Palestine tồn tại ngoại trừ ở một
mức độ tượng trưng. Israel tuyên bố rằng một Nhà nước Palestine
trong thế giới thực chỉ có thể tồn tại nếu người Palestine thành
công trong đàm phán hòa bình với Israel.
Quay lại chuyện Hamas và Fatah, sau năm năm chia rẽ kể từ 2007,
một thỏa thuận hòa giải nhằm đoàn kết chính phủ của họ ký kết tại
Cairo vào tháng Năm năm 2011 đã được phê chuẩn bởi “Thỏa thuận
Hamas-Fatah Doha” (Hamas-Fatah Doha Agreement) ký ngày 7
tháng Hai năm 2012 giữa Tổng thống Mahmoud Abbas và Đại diện
Hamas Khaled Meshal. Tuy nhiên, những bất đồng mới giữa họ,
cộng với những ảnh hưởng của phong trào Mùa xuân Ả Rập (đặc biệt
là cuộc khủng hoảng ở Syria) đã trì hoãn việc thực hiện thỏa thuận đó
cho đến 2014. Ngày 2 tháng Sáu năm 2014, sau bảy năm chia rẽ và
xung đột, chính phủ Đoàn kết Palestine năm 2014 cuối cùng đã
hình thành do Tổng thống Mahmoud Abbas đứng đầu. Thủ tướng
của chính phủ Đoàn kết có trụ sở tại Bờ Tây và các vị trí cấp cao
nhất do các thành viên của chính quyền Palestine trước đó nắm
giữ. Các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong vòng sáu tháng tiếp theo.
Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đồng ý làm việc với chính phủ Palestine mới
này. Tuy nhiên phương Tây vẫn rất quan ngại về vai trò của Hamas
trong chính phủ Đoàn kết. Chính phủ Israel lên án chính phủ Đoàn
kết vì họ vẫn coi Hamas là một tổ chức khủng bố và tuyên bố rằng