trước, xóa đi gần hết thu nhập của người Palestine đã đạt được từ
năm 1967: GNP theo đầu người của Palestine năm 2004 là \$932, so
với khoảng \$1500 trong năm 1999. Công nhân Palestine tại Israel
được thay thế bằng lao động nước ngoài.
Một hệ quả kinh tế quan trọng của cuộc xung đột Ả Rập- Israel là
Israel phải phân bổ một phần lớn ngân sách cho quốc phòng. Quỹ
của ngân sách quốc phòng thay đổi, tăng lên trong thời gian chiến
tranh và xung đột vũ trang. Tổng gánh nặng quốc phòng (kể cả chi
phí không có trong ngân sách) đạt mức tối đa trong và sau Chiến
tranh Yom Kippur năm 1973, chiếm gần 30% GNP trong giai đoạn
1974-1978. Trong giai đoạn 2000-2004, ngân sách quốc phòng một
mình chiếm khoảng 22% đến 25% GDP. Tuy nhiên Israel rất may
mắn được hỗ trợ bởi các khoản viện trợ hào phóng của Mỹ. Cho đến
năm 1972, hầu hết các khoản viện trợ này đến dưới hình thức các
khoản tài trợ và cho vay, chủ yếu thông qua việc mua các nông sản dư
thừa của Mỹ. Nhưng từ năm 1973 viện trợ của Mỹ đã được kết nối
chặt chẽ với nhu cầu quốc phòng của Israel. Trong giai đoạn 1973-
1982 các khoản vay và trợ cấp hàng năm trung bình đạt 1,9 tỷ USD,
đáp ứng khoảng 60% tổng nhập khẩu quốc phòng. Nhưng ngay cả
trong thời kỳ yên tĩnh hơn, gánh nặng quốc phòng của Israel, duy chỉ
viện trợ của Mỹ, thường lớn hơn nhiều so với mức bình thường ở các
nước công nghiệp trong thời gian hòa bình.
b. Tăng trưởng và các biến động kinh tế
Tỷ lệ tăng trưởng cao về thu nhập và thu nhập bình quân đầu
người là đặc trưng của Israel cho đến năm 1973, nhưng đã không giữ
được sau đó. Thập niên sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 gọi là
“thập niên mất mát” của Israel. Tăng trưởng bị đình trệ, lạm phát phi
mã, và chi tiêu chính phủ tăng vượt trội. Đáng đề cập đến là cuộc
khủng hoảng chứng khoán Ngân hàng năm 1983, cổ phiếu của bốn
ngân hàng lớn nhất ở Israel sụp đổ, buộc nhà nước phải quốc hữu