120.000, khoảng 40% của lực lượng lao động Palestine, nhưng không
bao giờ vượt hơn 6,5% tổng số việc làm của Israel. Vì vậy, trong khi
việc làm ở Israel là một đóng góp lớn cho nền kinh tế của người
Palestine, ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Israel, trừ các lĩnh vực
xây dựng và nông nghiệp, lại không lớn.
Kinh tế của người Palestine phát triển nhanh chóng - thu nhập
quốc dân bình quân đầu người tăng trưởng với tốc độ hàng năm
gần 20% trong giai đoạn 1969-1972, 5% trong giai đoạn 1973-1980 -
nhưng dao động thất thường sau đó, và thực sự đi xuống trong
những thời gian xung đột. Thu nhập bình quân đầu người Palestine
tương đương với 10,2% thu nhập bình quân đầu người Israel vào năm
1968, 22,8% trong năm 1986, và giảm xuống còn 9,7% năm 1998.
Trong tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine bắt đầu vào
những năm 1990, sau Hiệp định Oslo vào năm 1993, một thỏa thuận
kinh tế đã được ký kết giữa các bên năm 1994, có hiệu lực chuyển
đổi những gì thực chất là một thỏa thuận hải quan một chiều (trong
đó cho Israel hoàn toàn có quyền tự do xuất khẩu sang các vùng
lãnh thổ bị chiếm đóng, nhưng áp đặt hạn chế xuất khẩu hàng hóa
từ Palestine vào Israel) sang một liên minh thuế quan bình đẳng hơn
- một chính sách ngoại thương thống nhất nghiêng về phía Israel,
nhưng người Palestine đã được trao chủ quyền hạn chế trong việc
nhập khẩu một số mặt hàng nhất định.
Cuộc nổi dậy Palestine lần thứ nhất (Intifada I), trong những
năm 1980, và đặc biệt là Intifada II bạo lực hơn bắt đầu vào năm
2000 và tiếp tục cho đến năm 2005, đã dẫn đến việc Israel áp đặt
những hạn chế nghiêm ngặt trong sự tương tác giữa hai nền kinh tế
Israel và Palestine, đặc biệt là công ăn việc làm của người Palestine ở
Israel, và thậm chí tái chiếm quân sự một số khu vực nhất định
trước đây dành cho người Palestine kiểm soát. Những biện pháp này
đã kéo lùi nền kinh tế của người Palestine ngược trở lại nhiều năm