cấp. Trong số các dự án được thực hiện bằng sự trợ giúp này có nhà
máy điện Hadera, Dead Sea Works, Nhà cung cấp nước quốc gia,
phát triển cảng Haifa, Ashdod, và Eilat, nhà máy khử muối, và các dự
án cơ sở hạ tầng quốc gia.
Sau khi trở thành Nhà nước, ưu tiên đã được dành cho việc triển
khai các ngành công nghiệp ở các khu vực dự kiến phát triển trong
tương lai, trong đó có Lachish, Ashkelon, Negev và Galilee. Ngân sách
của chính phủ và các biện pháp bảo hộ mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thay
thế nhập khẩu đã kích hoạt sự phát triển của các ngành công nghiệp
mới trong nước, chủ yếu là hàng dệt may. Trợ cấp đã được nhà nước
đưa ra để trợ giúp cho sự phát triển của các mặt hàng xuất khẩu mới
và bổ sung cho các mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Việc mở rộng
của ngành công nghiệp dệt may của Israel là hệ quả của sự phát triển
trồng bông như một nhánh nông nghiệp có lợi nhuận. Vào cuối
những năm 1960, dệt may là một trong những ngành công nghiệp lớn
nhất ở Israel, chỉ đứng sau ngành công nghiệp thực phẩm, chiếm
khoảng 12% xuất khẩu công nghiệp và trở thành ngành xuất khẩu
lớn thứ hai sau kim cương được đánh bóng.
Từ năm 1950 đến năm 1965, cam kết phát triển mạnh mẽ của
Israel dẫn đến một tỷ lệ tăng trưởng cao: GNP tăng trưởng với tốc
độ trung bình hàng năm trên 11%, và GNP theo đầu người lớn hơn
6%. Mức sống trung bình tăng mạnh, với chi tiêu của gia đình thu
nhập trung bình thực tế tăng 97% từ năm 1950 đến năm 1963.
GIAI ĐOẠN TỪ 1966 ĐẾN NAY
Trong bốn thập niên từ giữa những năm 1960 đến nay, nền kinh
tế của Israel và chính sách kinh tế của Nhà nước đã trải qua nhiều
thăng trầm và có những thay đổi đột phá, cả về mặt ý thức hệ. Một
yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển này là xung đột Ả Rập-