phục hồi từ những tác động tàn phá của chiến tranh Ả Rập- Israel
1948, Israel cũng vừa phải hấp thụ hàng trăm ngàn người tị nạn Do
Thái từ châu Âu và các quốc gia Ả Rập. Israel tràn ngập gánh nặng
về tài chính và phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng, dẫn đến chính sách thắt lưng buộc bụng từ năm 1949
đến năm 1959. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, dự trữ ngoại tệ khan
hiếm, sản phẩm tiêu dùng thiếu hụt trầm trọng. Nhà nước Israel
buộc phải thực hiện nghiêm ngặt một chính sách kiểm soát giá cả và
phân phối các mặt hàng cơ bản (giống như Việt Nam thời bao cấp).
Các vấn đề về cung cấp nhà ở và việc làm cho người dân mới nhập
cư được giải quyết dần dần theo từng bước. “Chính sách Kinh tế
Mới” đã được áp dụng vào đầu năm 1952, bao gồm giảm tỷ giá hối
đoái, nới lỏng dần kiểm soát giá cả và phân phối, và ngăn chặn việc
mở rộng tiền tệ, chủ yếu bằng cách hạn chế về ngân sách. Các
hoạt động nhập cư được cắt giảm để chờ đợi sự hấp thụ của các làn
sóng nhập cư trước đó.
Từ năm 1950-1965, Israel rất may mắn nhận được những
nguồn vốn lớn. Thứ nhất, năm 1952, Israel và Tây Đức đã ký một
thỏa thuận quy định rằng Tây Đức phải đền bù Israel do việc tàn sát
người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế Chiến II, và bồi thường
tài sản của người Do Thái bị Đức Quốc xã cướp đoạt. Trong 14 năm
sau đó, Tây Đức đã trả Israel ba tỷ mark (tiền Tây Đức). Các bồi
thường trở thành một phần thu nhập quan trọng của Israel, chiếm
tới 87,5% thu nhập của Israel trong năm 1956. Tiếp theo, vào năm
1960, cuộc gặp gỡ của Ben-Gurion với Thủ tướng Tây Đức lúc bấy giờ
là Adenauer tại New York đã được coi là dấu mốc “lịch sử”, vì nó
đánh dấu sự chấp nhận khoan dung của người Do Thái với “nước
Đức mới” của Adenauer. Cuộc gặp gỡ cũng đã đem lại cho Israel một
khoản vay nửa tỷ đô-la Mỹ trong 10 năm, để phát triển công nghiệp và
nông nghiệp, chủ yếu cho vùng sa mạc Negev.