đã trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc bùng nổ công nghệ
cao của Israel.
Hai chương trình mà chính phủ Israel đã có những quyết sách
rất đúng đắn và mang đầy tính chiến lược trong công cuộc đổi
mới: đó là Ngành đầu tư mạo hiểm và Chương trình vườn ươm công
nghệ. Tên gọi “đầu tư mạo hiểm” tại Israel hàm ý đầu tư tài chính
cho các công ty khởi nghiệp của Israel trong giai đoạn đầu, có tiềm
năng lớn nhưng rủi ro cao. Mạo hiểm có nghĩa là có thể mất. Phải có
lòng tin, và ngoài ra phải có máu “liều lĩnh” khi khởi động một
chương trình như thế, ở cấp quốc gia. Kết quả là Ngành Đầu tư
Mạo hiểm và Chương trình Vườn ươm Công nghệ của Israel đã thành
công rực rỡ và đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ
cao đang bùng nổ mang biệt danh “Silicon Wadi”, đứng thứ hai trên
thế giới trong tầm quan trọng sau đối tác “Silicon Valley” của mình
ở
California, USA.
Vườn ươm công nghệ
Israel may mắn có một nguồn nhân lực vào cuối những năm 1980
sang đầu những năm 1990 để cấp nhiên liệu cho sự bùng nổ: đó là
làn sóng nhập cư của gần một triệu dân Do Thái từ Liên bang Xô
viết cũ với khoảng 82.000 khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư đào tạo tại Nga.
Số tài năng này đã được hòa nhập vào thị trường lao động nội địa,
mang theo các kỹ năng khoa học và công nghệ thông tin rất hữu
dụng. Cộng đồng Do Thái Diaspora ở các quốc gia khác cũng cung
cấp một số lớn các nhà nghiên cứu tài năng.
“Chính sách của chính phủ Israel lúc này nhắm vào mục tiêu là
giải phóng tiềm năng ẩn dấu của nguồn nhân lực dồi dào này”, bà
Berry nói. Chương trình Vườn ươm Công nghệ (The Technological
Incubator Programme) được chính phủ Israel thành lập vào năm
1991, nhằm tài trợ một phần chi phí đầu tư cho những người nhập