Macedonia: tên gọi của một vương quốc cổ nằm phía Bắc Hy Lạp.
Đế quốc La Mã (Roman Empire) (thế kỷ 1 TCN - thế kỷ 5/6 CN): là một đế
quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới bao gồm lãnh thổ các quốc gia bao
quanh Địa Trung Hải ngày nay của châu Âu, châu Phi và châu Á. Ba thành
phố lớn của nó là Rome (thuộc Ý), Alexandria (thuộc Ai Cập) và Antoch
(thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 285, Hoàng đế Diocletanus phân chia Đế chế
thành Đế quốc Tây La Mã (Western Roman Empire) và Đế quốc Đông La
Mã (Eastern Roman Empire). Đế quốc Tây La Mã kéo dài đến năm 476;
còn Đế quốc Đông La Mã (còn có tên gọi khác là Đế quốc Byzantne) kéo
dài đến năm 1453.
Đế quốc Byzantine (Byzantine Empire) (330-1453): còn gọi là Đế quốc
Đông La Mã đóng đô ở Constantinople (nay là Istanbul, thủ đô của Thổ
Nhĩ Kỳ).
Thời kỳ Trung Cổ: giai đoạn giữa sự sụp đổ của Đế quốc La Mã và sự trỗi
dậy của các quốc gia châu Âu hiện đại, tức là từ thế kỷ 5 kéo dài đến thế kỷ
15.
Aramaic: thuộc cận họ Semitc, nằm trong họ ngôn ngữ Phi-Á (Afroasiatc).
Tiếng Aramaic là một phần trong nhóm ngôn ngữ Tây-Bắc Semitc, trong
nhóm này còn có các ngôn ngữ Canaanite như tếng Hebrew và tếng
Phoenicia. Aramaic là ngôn ngữ chính của xứ Syria.
Sáng thế: nguồn gốc của vũ trụ, nhân loại.
Người Semitc cổ: là những người nói tếng Semitc là nhóm các ngôn ngữ có
liên quan với nhau được nói bởi 470 triệu người tại Tây Á, Bắc Phi, và
Sừng châu Phi. Chúng là một nhánh của họ ngôn ngữ Phi-Á. Ngôn ngữ
Semit được nói nhiều nhất hiện nay là tếng Ả-rập, Amharic, Hebrew,
Tygrinia và Aramaic.
Judah Hanasi (135-217): là một rabbi và cũng là nhà lãnh đạo chủ chốt của
cộng đồng Do Thái trong thời gian người La Mã thống trị Judea.
Ủy trị (mandate): là một tình trạng pháp lý đối với vùng lãnh thổ nào đó khi
chuyển từ sự kiểm soát của nước này sang nước khác sau Thế Chiến I.
Aram: là vùng đất được nhắc trong Kinh Thánh nằm ở trung tâm Syria
ngày nay.