hỏi hay các vấn đề thường nhật khác. Nhưng mỗi nhóm ngày càng
đặt ra các chuẩn mực tôn giáo khác biệt làm yêu cầu chính để gia
nhập nhóm. Chính môi trường cạnh tranh tôn giáo, văn hóa giữa
những người lãnh đạo Do Thái này đã đẩy mạnh phong trào giáo dục
và tạo ra bước ngoặt mang tính cách mạng đưa đến việc hình thành
một hệ thống giáo dục Do Thái rất độc đáo. Khoảng năm 63-65 CN,
đại giáo chủ của phái Pharisees là Joshua B en Gamla ban hành sắc
lệnh tôn giáo yêu cầu tất cả các ông bố Do Thái phải gửi con trai 6-
7 tuổi tới trường tiểu học. Điều quan trọng là sắc lệnh này được ban
hành dưới dạng “takkanah”, một điều luật tôn giáo bắt buộc mọi
người cha Do Thái phải tuân theo. Từ thời điểm này, giáo dục tôn giáo
(tức học đọc và nghiên cứu Kinh Torah) cho cả trẻ em và người lớn trở
thành một chuẩn mực tôn giáo, và rồi mấy thế kỷ sau trở thành
“đòn bẩy” quyết định trong sự phát triển trí tuệ của người Do Thái
giáo cho đến tận ngày nay. Những nghiên cứu của các học giả phương
Tây cho thấy rằng vào thế kỷ 1, người Do Thái sống trên mảnh
đất Israel và Mesopotamia đa phần làm nghề nông và mù chữ.
Nhưng nhờ đòn bẩy của giáo dục mà từ thế kỷ 8 trở về sau, trong khi
dân trí của các dân tộc tại Trung Đông và Châu Âu còn thấp kém,
người Do Thái đã trở thành một nhóm thiểu số biết đọc biết viết
và làm những công việc đòi hỏi phải có hiểu biết và tay nghề như
nghề thủ công, lái buôn, cho vay lãi, doanh nghiệp, ngân hàng, tài
chính, luật sư, bác sỹ, học giả tại hàng trăm các đô thị rải rác khắp
châu Âu, châu Phi và châu Á, từ Seville thuộc Tây Ban Nha tới
Mangalore của Ấn Độ. Đặc biệt giai đoạn phát triển hoàng kim của
các cộng đồng Do Thái lưu vong từ thế kỷ 8 cho đến thế kỷ 12 đã
để lại cho Do Thái một di sản trí tuệ bền vững và xuyên suốt qua
nhiều thế kỷ.
CÁC TRƯỜNG PHÁI DO THÁI GIÁO