CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 75

GIÁO DỤC - MỘT CHUẨN MỰC CỦA
DO THÁI GIÁO

Về mặt giáo dục, Kinh Torah chính là lực đẩy đằng sau sự phát triển
các thể chế giáo dục Do Thái. Việc người La Mã phá hủy Đền Thờ
thứ hai vào năm 70 CN, và việc thay thế lễ đền và hiến tế trong
Đền Thờ bằng việc nghiên cứu Kinh Torah trong các Hội đường Do
Thái giáo đã làm thay đổi tư duy giới lãnh đạo tôn giáo trong cộng
đồng Do Thái, biến Do Thái giáo từ một tín ngưỡng dựa trên nghi lễ
hiến tế thành một tôn giáo với giáo dục là chuẩn mực chính yêu
cầu tất cả người Do Thái phải đọc và nghiên cứu Kinh Torah bằng
tiếng Hebrew, cũng như gửi con trai của mình từ 6 đến 7 tuổi tới
trường tiểu học hoặc Hội đường để học Kinh Torah. Kinh Torah đề
cao tầm quan trọng của việc học hành trong suốt cuộc đời, quy định
nghĩa vụ người cha phải dạy con mình lề luật Do Thái giáo. Con trẻ
Do Thái sẽ học cả lề luật lẫn việc làm của cha ông mình để có thể noi
gương cha ông, và với nền tảng kiến thức pháp luật, họ sẽ không
phạm tội, không bao biện bằng cách nói rằng mình không hiểu
biết pháp luật. Truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến tận ngày
nay.

Trong các gia đình Do Thái giáo, việc dạy dỗ cho trẻ em bắt đầu

từ việc dạy cho trẻ những lời cầu nguyện và những lời chúc phúc ngay
khi trẻ còn học ở mầm non. Học cách cầu nguyện là một phần rất
quan trọng với Do Thái giáo. Trong Do Thái giáo, có 18 lời cầu
nguyện bắt đầu từ câu: “Nghe đây, hỡi Israel, Thiên Chúa là
Thượng Đế của chúng ta, Thiên Chúa là Duy nhất” (“Shema
Yisrael Adonai Eloheinu Adonai Echad”)
và những lời cầu nguyện
khác như Cầu nguyện cho sự sáng suốt của Chúa Thánh Thần,
Cầu nguyện cho sự ăn năn, Cầu nguyện tha thứ mọi tội lỗi, Cầu
nguyện cho sự hàn gắn mọi vết thương, Cầu nguyện cho một năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.