CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 1 - Trang 73

cả pháp luật, đạo đức, triết học, phong tục, lịch sử, thần học, truyền
thuyết và nhiều chủ đề khác. Trong một số sách vở, thời kỳ thế
kỷ 3-5 được gọi là “Thời kỳ Talmud”.

KINH TORAH - TRỤ CỘT CỦA DO
THÁI GIÁO

Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, hai trụ cột của Do
Thái giáo là Đền Thờ Jerusalem và Kinh Torah. Trụ cột thứ nhất
làm cho tín ngưỡng Do Thái cũng giống như các tín ngưỡng phổ
biến khác ở Địa Trung Hải và Trung Đông. Trong cả hai thời kỳ của
Đền Thờ thứ nhất (825 TCN - 586 TCN) và Đền Thờ thứ hai (515
TCN - 70 CN), lễ đền và hiến tế là điểm chung cho mọi tôn giáo
trong đó có Do Thái giáo. Hành hương tới Jerusalem và dâng lễ vật ở
Đền Thờ được coi là những nghĩa vụ tín ngưỡng cao nhất mà tất cả
người Do Thái phải thực hiện.

Sự khác biệt nằm ở trụ cột thứ hai của Do Thái giáo, đó là Kinh

Torah. Kinh Torah, gồm cả Toral Viết và Torah Nói, đã đặt nền
móng căn bản cho bộ luật tôn giáo Do Thái - Halakha - trong những
thế kỷ sau đó. Niềm tin vào sự tồn tại của một Chúa duy nhất và
món quà Torah mà Chúa ban tặng cho người Do Thái thông qua Giao
ướ

c Moses làm cho Do Thái giáo rất khác biệt so với các tín ngưỡng

khác. Torah Viết (Ngũ kinh Moses) đóng vai trò trung tâm trong việc
định hình tất cả các khía cạnh của đời sống Do Thái trong và sau
cuộc lưu đày Babylon [586 TCN - 538 TCN]. Còn Torah Nói (Talmud)
phát triển dựa trên các cuộc thảo luận, phán quyết, phân xử của các
thế hệ nhà tiên tri, học giả, nhà hiền triết, những người nổi lên như
những lãnh tụ tôn giáo thế hệ mới trong thời kỳ Đền Thờ thứ hai. Bộ
luật tôn giáo Do Thái - Halakha - quy định những điều người Do Thái
được và không được làm, những điều họ nên và không nên làm trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.