• Các nhà tiên tri Do Thái đã từ chối logic đó và chính sự từ chối đó
đã cứu vớt tương lai cho đất nước Do Thái. Một vị tiên tri Do Thái
giáo vào thế kỷ 6 đã ghi lại rằng thượng đế của người Babylon
Marduk đã không thể đánh bại được Đức Jehovah; và lịch sử vẫn
thuộc về vương quốc của Ngài. Đức Jehovah muốn người Do Thái
giáo phải học bài học từ thất bại và lưu đầy, nhưng trải nghiệm của
họ sẽ cứu chuộc cho cả thế giới. Đó là bài học về giá trị thực sự của tự
do, cái giá trị mà người Do Thái trước đây và rất nhiều dân tộc khác
chưa từng thấu đáo và đã ngộ nhận với con mắt quá dễ dãi. Qua bài
học ấy, người Do Thái giáo đã thực sự biết phải làm gì để tự mình
vượt qua những gian khó, giành lấy tự do và độc lập cho dân tộc.
• Có thể nói, qua những thất bại và mất mát mà người Do Thái đã
trải qua, Thượng Đế đã thắp sáng trong lòng họ niềm khát khao
cháy bỏng cho tự do và công lý, và ngọn lửa đó đã lan tỏa đến cho
toàn thể nhân loại.
DO THÁI GIÁO NGÀY NAY
Israel là một nước nhỏ, cả về diện tích địa lý lẫn dân số, nhưng khát
vọng và tư cách của họ thì vĩ đại và cháy bỏng.
Năm 70 CN, người La Mã đã phá hủy Jerusalem và san bằng
Đền Thờ Jerusalem mà người Do Thái đã xây dựng lại lần thứ hai
sau khi quay trở về từ cuộc lưu đày ở Babylon. Cũng từ thời điểm này,
người dân Do Thái bắt đầu cuộc sống lưu vong gần 2000 năm. Từ
đây, Do Thái giáo dần dần dịch chuyển trọng tâm từ lễ nghi cúng
tế của Đền Thờ Jerusalem sang việc nghiên cứu học tập Kinh Thánh
Torah và cầu nguyện tại các Hội đường Do Thái trên những mảnh
đất mà họ cư ngụ. Việc thực hiện các buổi cầu nguyện như thế được
các rabbi điều hành. Trong suốt 2000 năm đằng đẵng lưu đày,
chính các rabbi - những tinh hoa tri thức của dân tộc Do Thái - luôn