Assyria, Ai Cập và Babylon. Người Do Thái giáo đứng trước hai lựa
chọn: chấp nhận thất bại hoặc đứng lên chống ngoại xâm. Với một
lực lượng mỏng manh và không chuẩn bị sẵn sàng, người Do Thái chỉ
còn chấp nhận thất bại và chờ đợi Thượng Đế may ra sẽ giải cứu họ
ở
giây phút cuối cùng. Nhưng kịch bản này đã không đến, và thất
bại đã không thể ngăn chặn. Năm 721 TCN, Assyria xóa sổ vương
quốc phương Bắc của Canaan vĩnh viễn khỏi bản đồ thế giới.
Quốc gia phương Nam Judah kéo dài tuổi thọ tới năm 587 TCN trong
sự lệ thuộc vào người Assyria rồi cuối cùng cũng bị các đạo quân
xâm lăng Babylon hủy diệt vào năm 568 TCN. Dân Do Thái và những
người cầm đầu vương quốc Judah bị đày sang Babylon làm nô lệ.
Nếu có một thời điểm nào đó trong lịch sử Do Thái giáo mà mọi ý
nghĩa dường như cạn kiệt thì chính là lúc này. Người Do Thái giáo
quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng. Đức tin của dân Do Thái đã
trải qua một cuộc thử thách nặng nề khi họ chứng kiến cảnh Đền
Thờ bị tàn phá và bị lưu đày sang Babylon. Các nhà tiên tri giải thích
rằng đây là một hình phạt về tội bất trung với Giao ước, đã được
cảnh báo nhiều lần. Không phải là Thiên Chúa bỏ rơi người Do Thái,
nhưng là người Do Thái đã bỏ Ngài, khi họ tìm sự nương tựa nơi các
thế lực ngoại bang và ngay cả khi việc thờ phụng của họ dường như
chỉ mang tính chất hình thức trống rỗng.
• Thế nhưng trong hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng ấy, các tiên tri
thời lưu đày vẫn tiếp tục đào sâu hơn khía cạnh bền bỉ của niềm tin
vào Thiên Chúa: tin không những có nghĩa là giữ vững lòng tin tưởng
kể cả lúc gặp thử thách, tin còn có nghĩa là hy vọng ngay trong những
hoàn cảnh trái ngược. Các tiên tri nhắc nhở dân Do Thái hãy bì nh
tâm tín thác vào Thiên Chúa: Thiên Chúa là đá tảng của sự tin cậy.
Nếu không làm được điều này có nghĩa là người Do Thái đã mặc
nhiên chấp nhận một logic là thượng đế của kẻ thắng mạnh hơn
thượng đế của kẻ bại, cũng có nghĩa là dấu chấm hết cho lòng tin
vào Thiên Chúa và cũng là dấu chấm hết cho dân tộc Do Thái.