CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 123

Kitô hữu, của người Do Thái và các cư dân khác từ thời xưa của miền
Nam Levant mà cốt lõi có thể truy ngược trở lại thời tiền sử. Một
nghiên cứu về haplotype (bản đồ gen) độ phân giải cao đã chứng
minh rằng một phần đáng kể của các nhiễm sắc thể Y (Y-
chromosome) của người Do Thái của Israel (70%) và của người Ảrập
Hồi giáo Palestine (82%) thuộc cùng quỹ chromosome. Kể từ thời
điểm các cuộc chinh phục Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7, chuyển đổi tôn
giáo đã dẫn đến việc người Palestine trở thành người Hồi giáo
Sunni, mặc dù vẫn còn tồn tại một thiểu số đáng kể Kitô hữu
Palestine, cũng như cộng đồng nhỏ người Druze và Samaritan tại
Israel ngày nay. Mặc dù người Do Thái Palestine làm nên một phần
dân số của Palestine trước khi thành lập Nhà nước Israel, ngày nay
ít người nhận mình là ‘Palestine’. Sự đồng hóa về văn hóa cùng việc
chuyển đổi sang đạo Hồi, khiến cho người Palestine mang ngôn
ngữ và văn hóa Ảrập. Tiếng mẹ đẻ (bản xứ) của người Palestine,
không phân biệt tôn giáo, là thổ ngữ của tiếng Ảrập Palestine.
Nhiều công dân Ảrập ở Israel, bao gồm cả người Palestine, sử dụng
song ngữ và thông thạo tiếng Hebrew.

Người Do Thái Jews và người Palestine, người Ảrập có phải là anh

em cùng huyết thống hay không? Xin dành câu trả lời cho độc giả.

PHÂN BỐ ĐỊA LÝ.

Do sự độc lập của các cộng đồng địa phương, các sắc dân Do

Thái, ngay cả khi giới hạn sự khác biệt chỉ trong lễ tế, ngôn ngữ, ẩm
thực và các phương diện văn hóa khác, thường phản ánh sự cô lập về
địa lý và lịch sử với các cộng đồng khác. Chính vì lý do này mà các
cộng đồng Do Thái đã được các nhà nghiên cứu tham khảo theo khu
vực lịch sử mà cộng đồng đó gắn kết khi thảo luận về các thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.