hành của họ, không phân biệt những thực hành đó được tìm thấy ở
đâu ngày nay.
Sau đây là mô tả ngắn gọn về các cộng đồng Do Thái còn tồn
tại, theo các khu vực địa lý liên quan.
CHÂU ÂU.
Người Do Thái Ashkenazi (số nhiều Ashkenazim): là con cháu
của những người Do Thái di cư vào miền Bắc nước Pháp và Đức
khoảng những năm 800-1000, và sau đó vào Đông Âu. Ashkenazim
chiếm phần lớn dân số người Do Thái, với khoảng 80% tổng số
người Do Thái trên thế giới (và khoảng 90% trước Holocaust).
Trong số người Do Thái Ashkenazi có một số phân nhóm chính:
Người Do Thái Tây Âu (Western Jews), bắt nguồn từ miền
Bắc nước Pháp, các vùng Lowlands
, nước Đức lịch sử, Đế
quốc Áo-Hung, Thụy Sỹ, và Scandinavia, nguyên thủy nói tiếng
Yiddish Tây Âu, và ít bị ảnh hưởng của ngôn ngữ Slavic
hơn các
thổ ngữ Yiddish khác. Vào đầu thế kỷ 20, Yiddish bị suy giảm,
và sự đồng hóa được diễn ra nhanh chóng.
Người Do Thái Oberlander, có nguồn gốc ở vùng Oberland của
Hungary và khu vực bao quanh Bratislava ở Slovakia, nguyên
thủy nói tiếng Yiddish Tây Âu. Trong thời hiện đại trước
Holocaust, nhiều người Do Thái Oberlander di cư đến các trung
tâm đô thị của đế quốc Áo – Hung và chọn tiếng Đức hay
Hungary là ngôn ngữ chính của họ.
Người Do Thái Ba Lan (Polish Jews), đến từ Congress Poland
(tên gọi không chính thức của Vương quốc Ba Lan – The
Kingdom of Poland – thành lập vào năm 1815 do Đại hội Vienna,