tất cả người Do Thái Palestine bản địa đều trở thành công dân
của Israel, và thuật ngữ ‘người Do Thái Palestine’ phần lớn nay
đã không còn sử dụng nữa.
Người Do Thái Ai Cập (Egyptian Jews) nói chung là những người
Do Thái được cho là có nguồn gốc từ các cộng đồng Do Thái
lớn của Hy Lạp Alexandria (Hellenistic Alexandria), pha trộn với
nhiều nhóm người nhập cư gần đây. Bao gồm người Do Thái
Babylon (Babylonian Jews) sau cuộc chinh phục của Hồi giáo;
Người Do Thái từ Palestine sau các cuộc Thập tự chinh; người Do
Thái Sephardi sau khi bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha; Người Do
Thái Ý (Italian Jews) định cư vì lý do thương mại trong các thế
kỷ 18 và 19; và người Do Thái từ Aleppo trong các thế kỷ cuối 19
và đầu 20.
Người Do Thái Sudan (Sudanese Jews) là cộng đồng người Do
Thái sống ở Sudan, tập trung tại thủ đô Khartoum. Họ chủ yếu
có nền tảng Sephardi, và đã xây dựng một giáo đường Do Thái và
một trường học của người Do Thái tại đây.
Người Do Thái Lebanon (Lebanese Jews) là người Do Thái sống
quanh Beirut. Sau cuộc nội chiến ở Lebanon, việc ra đi của cộng
đồng Do Thái dường như đã được kết thúc; chỉ còn ít người ở lại
Lebanon ngày nay.
Người Do Thái Oman (Omani Jews) là cộng đồng Do Thái đầu
tiên của Sohar. Họ được cho là hậu duệ của Ishaq bin Yahuda, một
thương gia Sohari khoảng thiên niên kỷ đầu tiên. Cộng đồng
này được cho là đã biến mất vào năm 1900.
Người Do Thái Syria (Syrian Jews) nói chung được chia thành
hai nhóm: nhóm những người dân cư trú ở Syria từ thời Vua
David (1000 BC), và nhóm những người chạy trốn đến Syria