BẮC PHI VÀ TRUNG ĐÔNG.
Người Do Thái có nguồn gốc từ các vùng đất Hồi giáo (Trung
Đông và Bắc Phi) thường được gọi chung bằng thuật ngữ người Do
Thái Mizrahi. Các thuật ngữ chính xác hơn cho các nhóm cụ thể là:
Người Do Thái Iraq (Iraq Jews) là con cháu của những người Do
Thái đã sống ở vùng Mesopotamia từ cuộc chinh phục Samaria
của Assyrian.
Người Do Thái Kurd (Kurdish Jews) từ Kurdistan, phân biệt với
những người Do Thái Ba Tư (Persian Jews) của vùng Trung và
Đông Ba Tư, cũng như những người Do Thái Iraq thuộc vùng đất
thấp của Mesopotamia.
Người Do Thái Ba Tư (Persian Jews) từ Iran (thường được gọi là
Parsim ở Israel, theo tiếng Hebrew) có một lịch sử 2.700 năm.
Là một trong những cộng đồng Do Thái cổ xưa nhất trên thế
giới, người Do Thái Ba Tư tạo thành một cộng đồng Do Thái lớn
nhất ở Trung Đông bên ngoài Israel.
Người Do Thái Yemen (Yemenite Jews, còn gọi là Temanim, theo
tiếng Hebrew) là những người Do Thái Đông phương (Oriental
Jews). Sự cô lập về mặt địa lý và xã hội với phần còn lại của
cộng đồng Do Thái cho phép họ phát triển các nghi thức tế lễ và
các thực hành rất khác biệt so với các nhóm người Do Thái Đông
Phương khác. Bản thân họ bao gồm ba nhóm khác nhau rõ rệt,
mặc dù sự khác biệt thuộc về một trong những luật lệ tôn giáo và
nghi thức chứ không phải là về sắc tộc.
Người Do Thái Palestine (Palestinian Jews) là cư dân Do Thái của
Palestine trong suốt những giai đoạn nhất định của lịch sử
Trung Đông. Sau sự ra đời của nhà nước hiện đại Israel, hầu hết