rằng nhà cầm quyền ủy trị Anh quốc thừa nhận Hebrew là ngôn
ngữ chính thức trong năm 1922, sự gay gắt của vấn đề vẫn còn kéo
dài cho đến khoảng năm 1940. Ngày nay, tiếng Yiddish vẫn được
những người Do Thái Chính thống bảo thủ sử dụng vì họ cho rằng
dùng tiếng Hebrew như một ngôn ngữ thường dùng hằng ngày là
một sự báng bổ đối với đức tin Do Thái giáo.
Hiện nay, trong khi tiếng Hebrew và tiếng Ảrập là ngôn ngữ
chính thức của Nhà nước Israel, có hơn 83 ngôn ngữ được nói trong
nước. Với dân nhập cư mới đến, việc giảng dạy tiếng Hebrew là
quan trọng. Eliezer Ben-Yehuda, người đã thành lập Viện Ngôn ngữ
Hebrew (Vaad Ha-Lashon), đã đặt ra hàng nghìn từ ngữ hiện đại và
đơn giản dựa trên những từ Hebrew cổ xưa trong Kinh Thánh
Hebrew, Talmud và các nguồn khác, để đáp ứng nhu cầu và đòi
hỏi của cuộc sống trong thế kỷ 20. Khi Ben-Yehuda bắt đầu nói
tiếng Hebrew 100 năm trước, ngôn ngữ này chỉ có một tập hợp từ
vựng khoảng 7.500 từ. Ngày nay, tiếng Hebrew bao gồm hơn
100.000 từ và ngày càng phát triển với sự nỗ lực không mệt mỏi của
Vaad Ha-Lashon. Học Hebrew đã trở thành một mục tiêu quốc gia,
với khẩu hiệu “Yehudi, daber Ivrit” (“Người Do Thái – nói tiếng Do
Thái”). Những trường học đặc biệt cho việc học tiếng Hebrew,
ulpanim, đã được thiết lập trên khắp đất nước.
Cách đây 50-70 năm, rất phổ biến khi cho rằng tiếng Hebrew
chỉ là một ngôn ngữ “chết”. Tuy nhiên, có vẻ như ý nghĩa quan trọng
của ẩn dụ này thường bị bỏ qua. Để cho một ngôn ngữ trở thành một
phương tiện giao tiếp hằng ngày, rất cần thiết phải có một sự
tiến hóa liên tục của từ vựng và mẫu câu. Ngôn ngữ cần phải trở
nên “hằng ngày” – linh hoạt và tự nhiên – như một tấm gương,
phản ánh trực tiếp hơi thở cuộc sống thực. Một xã hội không thể
nào phát triển, nếu người ta chỉ giao tiếp bằng sự hùng vĩ vô hồn
và vỏ ngoài hình thức của những văn bản cổ điển, mặc dù chúng có