hệ mô phạm của một vài cá nhân “cuồng tín”, và thứ hai là trong
những nỗ lực kéo dài của các nhà ngôn ngữ học và các viện nghiên
cứu. Kết quả là ngôn ngữ Hebrew đã phát triển vượt ra ngoài những
hạn chế vốn có và thực sự trở thành một ngôn ngữ sống, được
nuôi dưỡng bởi những người sử dụng nó trong cuộc sống hằng ngày
của họ.
Tiếng Hebrew từ lâu đã là ngôn ngữ của Do Thái giáo, và từ
nhiều năm nay nó là ngôn ngữ của người Do Thái. Nó thuộc hệ ngôn
ngữ Semitic – Hamitic và được người Hebrew sử dụng khi họ nắm
quyền làm chủ vùng đất Canaan khoảng những năm 1800 TCN. Hệ
ngôn ngữ này không chỉ nổi tiếng vì đã cung cấp cho văn minh
phương Tây ngôn ngữ của Kinh Cựu ước, mà còn vì bảng chữ cái của
người Phoenicians là cơ sở của bảng chữ cái của phương Tây ngày
nay.
Tiếng Hebrew mặc dù có lịch sử phát triển lâu đời nhưng rất ít
được sử dụng trong suốt 2.000 năm lưu vong Diaspora của người Do
Thái, từ năm 70 CN cho mãi đến đầu thế kỷ 20. Vấn đề lựa
chọn ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính thức của quốc gia Israel hiện
đại, tất nhiên là không đơn giản, và việc tranh chấp giữa tiếng
Yiddish và tiếng Hebrew (còn được gọi là “cuộc chiến ngôn ngữ”
kéo dài cho đến năm 1940) là một ví dụ về những căng thẳng
không thể tránh khỏi trong tiến trình chính trị và văn hóa của một
nhà nước mới ra đời. Chủ đề về ngôn ngữ quốc gia của người Do
Thái có thể được truy ngược trở lại năm 1879 khi Eliezer Ben-Yehuda
đề nghị xác lập Hebrew là ngôn ngữ nói chính thức trong Vùng đất
Israel. Đề nghị này đã trở thành vấn đề quốc gia khi, năm 1907,
Đảng Công nhân Do Thái (Poalei Zion) tuyên bố Hebrew là ngôn
ngữ chính thức của Yishuv. Ngược lại, tại hội nghị Czernowitz năm
1908, các nhà văn Yiddish tuyên bố ngược lại rằng Yiddish sẽ là
ngôn ngữ quốc gia duy nhất của người Do Thái. Mặc dù thực tế