bệnh tật và tử vong…) đánh dấu những đoạn đời về mặt sinh học,
trong khi những sự kiện khác, chẳng hạn như tuổi vị thành niên, kết
hôn, ly hôn…, liên quan nhiều đến tập tục của xã hội. Cũng có
những truyền thống chỉ liên quan thuần túy đến những thói
quen hay tập quán nhất định của xã hội như trang phục hay đồ ăn
thức uống.
Trong luật Do Thái, những cột mốc thời gian được đánh dấu
theo lề luật này luôn được cố định đến một độ tuổi nhất định,
bất kể sự trưởng thành về thể chất của cá nhân một đứa trẻ. Điều
này cho thấy rằng luôn có một định nghĩa, về xã hội học cũng như
sinh học, về độ tuổi mà đứa trẻ bắt đầu chịu trách nhiệm trước xã
hội trong việc thực hiện các điều răn và lề luật Do Thái.
Những nghi lễ trong vòng đời như sinh ra, lớn lên, trưởng thành,
cưới xin, chết… của người Do Thái phản ánh một định hướng cộng
đồng, bản chất dân chủ của các truyền thống, mối quan hệ giữa
sinh học và xã hội, và sự tất yếu của quá trình tiến hóa và thay đổi.
Người Do Thái có cách nhìn tích cực đối với vòng tròn bất tận của
cuộc sống, kể từ lúc thụ thai qua cái chết rồi trở lại với cuộc sống
thông qua sự nối dài của các thế hệ. Khi kết thúc một sự kiện tang
tóc, trong khi nhiều dân tộc khác thường chia tay nhau trong nước
mắt, người Do Thái bao giờ cũng chia tay nhau trong lời nói: “Af
simchas” – có nghĩa là cho chúng ta đến với nhau một lần nữa vào
những thời khắc vui vẻ. Những ví dụ tương tự thực sự phản ánh một
định hướng cộng đồng tích cực và tràn đầy hy vọng ở người Do
Thái. Chính những cách kết nối như thế, trong thái độ lạc quan,
qua không gian và thời gian, sẽ thắt chặt câu chuyện của mỗi cá
nhân với họ hàng và người thân xung quanh họ. Nhà xã hội học vĩ đại
người Pháp Emile Durkheim đã từng viết về tầm quan trọng của
cuộc sống nghi lễ trong việc duy trì và củng cố những chuẩn mực
của nhóm. Quan sát một lễ cưới của người Do Thái và bạn sẽ thấy