CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 211

và cộng đồng. Những nghi lễ ấy đại diện cho sự hoàn thành của
mitzvot hay mitzvah

(1)

, của những điều răn hoặc nghĩa vụ. Nó giúp

chúng ta tránh những gì mà Rabbi Harold Schulweis gọi là “những
đoạn đời nhạt nhẽo không dấu ấn”. Nó kết nối mỗi cá nhân đứa
trẻ với quá khứ của dân tộc Do Thái và hướng đứa trẻ đến tương lai.
Nó cũng được dùng như một cơ hội để củng cố niềm tin và biểu
tượng của người Do Thái – ví dụ như – giao ước, điều răn và cộng
đồng – những điểm đặc trưng của Do Thái giáo và đời sống của
người Do Thái.

Có lẽ đáng kể nhất, như Rabbi Laura Geller lưu ý, là những nghi

lễ đó có hiệu ứng chuyển đổi. Trước khi milah brit (lễ cắt bao quy
đầu giao ước cho bé trai) hoặc brit bat (lễ giao ước cho bé gái), một
em bé chỉ đơn thuần là một “em bé”, là con của cha mẹ nó. Nhưng
sau buổi lễ, em bé trở thành chính mình, và như cách nói của Geller
“thông qua nghi lễ, một đứa trẻ Do Thái được kết nối với giao ước
và Chúa Cứu Thế… Các em bé được chuyển đổi, đặt tên, cho bộ tộc
và lịch sử, nguồn gốc cùng mục đích sống, cuối cùng là hành lý
và đôi cánh…”.

Cộng đồng Do Thái đã đón một thành viên mới vào vòng tay của

họ như thế.

Việc đặt tên cho một đứa trẻ Do Thái là một khoảnh khắc thiêng

liêng. Các bậc thông thái nói rằng đặt tên cho một đứa trẻ là một
tuyên bố về cá tính của nó, sự đặc biệt của nó, và con đường nó sẽ
đi trong cuộc sống. Vào lúc bắt đầu của cuộc sống chúng ta được
đặt một cái tên, và khi kết thúc cuộc sống, một cái tên đẹp là tất cả
những gì chúng ta mang theo về thế giới bên kia. Talmud dạy như
thế.

Trong nhiều nền văn hóa, trước khi đứa trẻ được sinh ra, cha

mẹ đã chọn một cái tên đặc biệt cho con mình. Người Do Thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.