lễ, và một lý do thường được chấp nhận là nó nhắc nhở người Do
Thái về việc Jacob đã bị lừa bởi Laban khi thành hôn với Leah trước
Rachel, vì khuôn mặt của cô được phủ bởi mạng che mặt. Người Do
Thái Sephardi không thực hiện nghi lễ này.
Theo truyền thống của Do Thái giáo Chính thống, đám cưới
của người Do Thái có hai nghi lễ riêng biệt là kiddushin (làm cho hợp
đạo thánh, cũng gọi là erusin, tức là hứa hôn trong tiếng Hebrew) và
nissuin (hôn nhân) khi đôi lứa trai gái bắt đầu cuộc sống chung
của họ.
Kiddushin là lễ hứa hôn trong đó chú rể chính thức công nhận cô
dâu. Chú rể trao cho cô dâu chiếc nhẫn cưới, theo truyền thống đó
là một chiếc nhẫn mộc, và đọc lời tuyên bố: “Kìa, em đã được hiến
tặng cho tôi với chiếc nhẫn này theo luật lệ của Moses và Israel”.
Bằng hành động này chú rể đã đã tuyên bố ý định xin được lấy cô
dâu cho mình. Và bằng sự chấp nhận nhẫn cưới, cô dâu ngụ ý rằng
cô đã đồng ý.
Trong nghi lễ nissuin, hai bà mẹ hai bên dẫn cô dâu tới chuppah
và nói những lời chúc phúc. Chú rể cũng được hai ông bố đi kèm đưa
tới chuppah. Nghi lễ này được được tiến hành trước sự chứng kiến
của một minyan. Sau đó cô dâu và chú rể sẽ uống chung một ly rượu
vang, chú rể đeo nhẫn vào ngón tay trỏ trên bàn tay phải của cô dâu,
đồng thời nhắc lại câu nói đã nói trong lễ kiddushin. Bảy lời ban
phúc cho đám cưới được tuyên đọc trong khi cô dâu và chú rể uống
một ly rượu vang nữa, và chú rể kết thúc nghi lễ này bằng cách
dùng chân phải giẫm vỡ một chiếc ly thủy tinh, và khách khứa sẽ hô
vang “Mazel Tov!” (“Chúc mừng”). Ở một số đám cưới hiện đại, một
bóng đèn có thể được thay thế bởi vì nó mỏng hơn và dễ dàng
nghiền vỡ, và nó lại tạo ra một tiếng nổ to hơn. Việc giẫm vỡ ly thủy
tinh ngụ ý nhắc lại sự đau buồn về việc ngôi đền Jerusalem bị
phá hủy lần thứ hai vào năm 70.