thế giới này”. Đối với người Do Thái, rời khỏi trái đất một cách có
ý thức, chính là cách để lưu giữ cuộc sống đẹp mãi trong vĩnh hằng.
“Chết không phải là vĩnh viễn mất đi một nguồn sáng, mà đơn
giản chỉ như tạm thời tắt đi một ngọn đèn vì bình minh đã đến”
(tục ngữ Do Thái).
LỄ HỘI
Do Thái giáo luôn được các tín đồ định nghĩa và hiểu theo nghĩa
là những hành động của Thiên Chúa. Do đó việc tưởng niệm những
hành động này của Thiên Chúa trở nên vô cùng quan trọng. Các ngày
lễ của Do Thái giáo do vậy một phần nhằm tôn vinh mối quan hệ
giữa Thiên Chúa và thế giới, như là Sáng thế, Mặc khải và Cứu
thế; và một phần khác, về mặt cộng đồng, sẽ giúp tăng cường sự
gắn kết trong cộng đồng tín hữu và xoa dịu những vết thương,
bồi đắp cho đức tin và lòng hứng khởi.
Những ngày lễ này hoặc là để nhắc nhở những sự kiện lịch sử như
Lễ Vượt Qua mừng sự giải thoát của người Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai
Cập; Lễ Lều Tạm nhắc lại thời gian dân Do Thái sống trong những
chiếc lều tạm bợ trong sa mạc sau khi rời khỏi Ai Cập; hoặc được
đánh dấu thời gian theo chu kỳ gieo trồng, mưa nắng và thu
hoạch mùa màng của dân Do Thái. Trong Sách Levi có dùng từchag
tiếng Hebrew để chỉ những ngày lễ của người Do Thái, mà từ chag
này có nguồn gốc từ từ chagag có nghĩa là “chuyển động theo vòng
tròn” hay “nhảy múa”. Ngụ ý chính là chỉ thời gian vui vẻ mà Thiên
Chúa ấn định cho con dân của Người.
Tất cả những nghi lễ, truyền thống và phong tục nói lên điều
gì? Các học giả tôn giáo phương Tây nhận định rằng nghi lễ của Do
Thái giáo mang chức năng “thần thánh hóa” mọi khía cạnh của cuộc