ngày 10 tháng Tishri, tức là chín ngày sau ngày đầu tiên của Lễ Năm
Mới. Đây cũng là ngày cuối cùng của “10 ngày ăn năn”.
Theo truyền thống, người Do Thái cử hành ngày lễ thánh này
liên tục trong 25 giờ ăn chay và cầu nguyện tại các Hội đường Do
Thái. Yom Kippur bắt đầu lúc mặt trời lặn ngày trước đó với một lời
cầu nguyện chung gọi là Kol Nidrei (Tất cả cùng cầu nguyện),
cầu xin sự tha thứ cho tất cả những lời thề nguyện đã không hoàn
thành. Ngày hôm sau người đi lễ dành cả ngày đắm mình trong cầu
nguyện, gồm việc thú nhận tội lỗi, cầu xin sự tha thứ, đọc Sách Levi
và các Sách Ngôn Sứ. Những người cầu nguyện phải mặc quần áo
trắng – một biểu tượng của sự tinh khiết. Yom Kippur kết thúc
vào lúc mặt trời lặn trong lời cầu nguyện Ne’ilah (đóng cửa) và âm
thanh lắng đọng của tiếng kèn shofar.
Passover (Lễ Vượt Qua)
Các ngày lễ thánh (haggim) là những ngày lễ kỷ niệm các dấu
mốc quan trọng trong lịch sử Do Thái giáo, như việc thoát khỏi Ai
Cập, sự mặc khải của Thiên Chúa trong sách Torah, hoặc đôi khi đánh
dấu sự chuyển mùa hoặc lúc giao thời giữa các chu kỳ trồng trọt.
Trong số này có ba lễ chính, đó là Lễ Vượt Qua (Passover), Lễ Tuần
(Shavuot) và Lễ Lều Tạm (Sukkot) là những ngày lễ mà các tín hữu
thường hành hương về Jerusalem để làm lễ và cầu nguyện trong
Đền Thờ. Vì thế ba Lễ Vượt Qua, Lễ Tuần và Lễ Lều Tạm thường
được gọi chung là “ba lễ hành hương”.
Passover là ngày lễ nghỉ kéo dài bảy ngày tại Israel và tám ngày
bên ngoài Israel, bắt đầu vào chiều tối ngày 14 tháng Nisan
(tháng thứ nhất theo lịch Do Thái), để tưởng nhớ ngày người Do
Thái thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Thời xưa, lễ này trùng vào mùa gặt