những thành phố của Canaan như Lachish, Kiryat-Sefer và Eglon ở
phía nam, Bethel ở giữa, và Hazor, một thành phố ở cực bắc, tất
cả đều bị phá hủy vào cuối thế kỷ 13 TCN. Các bằng chứng khác
khẳng định rằng cuộc tấn công vùng đồi núi Canaan đã xảy ra
bắt đầu từ phía đông sang phía tây là ăn khớp với câu chuyện trong
Kinh Thánh.
Ngôi đền tại Shechem, một thành phố của Canaan, nơi mà
Abraham được Thiên Chúa hứa cho Canaan một thiên niên kỷ trước,
không có dấu hiệu bị phá hủy. Điều này nhất quán với khẳng định
trong Sách Joshua rằng người Do Thái không bị cản trở trong cuộc
tấn công ở đó. Xâu chuỗi tất cả những bằng chứng từ khảo cổ, các
nguồn Kinh Thánh và địa chính trị về thời gian đó, chúng ta có thể
dựng lại câu chuyện như sau:
Người Do Thái xuất hiện từ Sinai và đi vào khu vực
Transjordan
, chuẩn bị tiến vào Canaan từ phía đông. Họ trang bị
vũ khí nhẹ và mệt mỏi sau 40 năm trong sa mạc. Có vẻ như cuộc tấn
công vào các thành phố được phòng thủ kiên cố của Canaan thất
bại. Thêm nữa, người Canaan tổ chức quân đội theo kiểu tập đoàn
quân, vì thế các trận đánh trực diện trên chiến trường theo kiểu của
người Do Thái không mang lại kết quả.
Do vậy, người Do Thái thay đổi chiến thuật sang chiến tranh du
kích. Họ lấy được các thành phố Bethel, Ai và Gibeah bằng cách
giả vờ rút lui và gài gián điệp vào thành Jericho trước khi bao vây.
Thông thường, người Do Thái sử dụng phương thức ngoại giao để chia
rẽ các dân tộc khác nhau của Canaan. Ví dụ như họ lập được hiệp ước
với người Hivite của thành phố cổ Gibeon và các thành phố lân cận,
giúp họ phòng thủ khi bị bốn thành bang (city-states) của Canaan
tấn công.