CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 264

Một khoảng trống đã xuất hiện khi người La Mã phá hủy ngôi

đền thứ hai năm 70 CN. Sau tai họa đó, người Do Thái đã tránh xa
việc sử dụng các nhạc cụ cho âm nhạc nơi đền thờ như một dấu
hiệu của sự tang tóc. Việc cấm đoán này ngay sau đó đã được bãi bỏ
bên ngoài những nơi thờ phụng.

Kèn Shofar (Kèn sừng cừu)

Một ngoại lệ đối với lệnh cấm về việc sử dụng nhạc cụ tại các

hội đường là Shofar, được dùng trong ngày Lễ Năm Mới của người Do
Thái – Rosh Hashanah. Shofar có nghĩa là đánh thức mọi người khỏi
giấc ngủ và gọi họ trở dậy ăn năn. Một tên gọi khác của Lễ Năm Mới
Rosh Hashanah là Yom Teruah, nghĩa đen là “Ngày thổi kèn Shofar”.
Nhạc cụ này được cho là nhạc cụ cổ nhất được nhân loại biết đến.

Cầu nguyện và giai điệu

Ngoài kèn Shofar và đại phong cầm trong các lễ cưới, thứ còn lại

của âm nhạc tại Hội đường Do Thái Chính thống giáo là hát. Một
nhà thông thái nói rằng hát chính là “hoa trái của miệng”. Các
phương thức cổ xưa nhất được dành cho phần cầu nguyện Kinh
Torah
hằng tuần, và những dấu hiệu đặc biệt ghi ở trên và dưới lời
thánh, gọi là te’amim, biểu thị âm nhạc của họ.

Sang thời đầu Trung cổ, các Hội đường Do Thái cho phép những

giai điệu du dương hơn với những bài thánh ca và thơ ca nghi lễ.
Những bài thánh ca này đã và vẫn được hát theo những giai điệu kinh
cầu nguyện truyền thống, gọi là nusah, na ná như maqam của
người Ảrập, raga của người Ấn Độ, hát thánh ca của người
Byzantine, và những thánh ca nghi lễ của nhà thờ La Mã. Nusahđược

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.