CÂU CHUYỆN DO THÁI - TẬP 2 - Trang 265

áp dụng cho những thời điểm đặc biệt, vì thế một ai đó có thính giác
tốt bước vào hội đường mặc dù bị bịt mắt vẫn có thể ngay lập tức
phân biệt kinh cầu nguyện hằng ngày, như là amidah

(8)

, hoặc là

Sabbat, một ngày lễ trọng nào đó, lễ sáng hay lễ chiều.

Ca viên, ca đoàn và hazzanut

Trong số tất cả các thể loại âm nhạc khác nhau của người Do

Thái, hazzanut (xướng ca âm nhạc hay xướng nhạc) có thể nói là khó
thưởng thức nhất. Trong một nghĩa nào đó, hazzanut của người Do
Thái tương đương với âm nhạc cổ điển phương Tây. Và cũng như âm
nhạc cổ điển đòi hỏi thẩm mỹ tinh tế, hazzanut cần phải được hiểu
và bằng cách quen thuộc với nó, người ta mới có thể cảm nhận để
thưởng thức.

Trước khi ra đời của các bản ghi âm cho phép người ta dễ dàng

truy cập các hình thức giải trí phổ thông, việc trình diễn của một
hazzan (ca viên) và ca đoàn là hình thức giải trí chính cho người Do
Thái. Nhưng vì lý do nào đó, ranh giới giữa giải trí và cầu nguyện đã
trở nên mập mờ. Các ca viên (hazzanim – số nhiều của hazzan)
bắt đầu hát trong hội đường nhiều khúc ca được soạn công phu
dành cho sân khấu hòa nhạc hơn là sử dụng trong lúc cầu nguyện.

Theo thời gian, các ca viên có tài dần dà thay thế các shaliach

tzibbur (ca trưởng) đơn điệu, và vai trò của ca viên ngày càng được
nâng cao. Giai đoạn giữa hai Thế chiến I và II được biết đến là
“Thời kỳ hoàng kim của hazzanut”. Trong khi Yossele Rosenblatt là
một trong những hazzan lớn đầu tiên của châu Âu di cư đến Mỹ,
ông không phải là hazzan duy nhất ở đây: cùng thời với ông, hàng tá
các hazzan tài năng đã hát kinh cầu nguyện trong các hội đường tại
New York và các thành phố lớn khác. Trong giai đoạn hoàng kim

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.