CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 132

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm

soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và

Điều lệ công ty.

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác như DNNN, DNTN,

điểm nổi bật và thể hiện rõ nét đặc trưng của CTCP là có sự tham gia
của cổ đông vào việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý. Cổ đông là
những người góp vốn tạo nên Công ty, họ có vai trò to lớn trong việc
tồn tại và phát triển của CTCP. Vai trò này của cổ đông phụ thuộc
vào số cổ phần mà họ nắm giữ. Là loại hình Công ty đối vốn, vì
vậy nguyên tắc đối vốn chi phối và xuyên suốt trong hoạt động
kinh doanh cũng như trong bộ máy tổ chức quản lý của CTCP. Hay
nói cách khác, cấu trúc vốn của CTCP chi phối cơ cấu tổ chức bộ
máy của CTCP. Sự chi phối này thể hiện rõ nét tại ĐHĐCĐ - Cơ quan
quyền lực cao nhất CTCP hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm, tính
chất của cổ phần mà cổ đông đó đang sở hữu.

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP, ĐHĐCĐ là cơ quan có

quyền lực cao nhất, là nơi thể hiện tập trung nhất vai trò của các
cổ đông. ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông không phân biệt cổ
đông đại chúng hay cổ đông lớn, dù cổ đông đó nắm giữ bao nhiêu
cổ đông đều có quyền tham dự họp Đại hội cổ đông (trừ cổ đông ưu
đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại). Bởi vì tính chất của cuộc họp
Đại hội cổ đông là cuộc họp của những người sở hữu của CTCP, những
người đang nắm giữ cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu
quyết.

Trong cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP, pháp luật của nhiều

nước trên thế giới đều qui định HĐQT là cơ quan quản lý điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.