Những luật thành văn và bất thành văn
Từ hệ thống niềm tin của cha mẹ sinh ra những luật lệ của phụ huynh.
Hệ thống niềm tin càng nhiều thì luật lệ càng dài ra. Luật lệ chính là biểu
hiện của niềm tin. Chúng là những kẻ hành pháp, đơn giản nhất thể hiện ở
những từ “Phải” và “Không được”.
Chẳng hạn trong một gia đình có truyền thống chỉ được kết hôn với
người cùng tôn giáo, niềm tin đó sẽ sinh ra những quy luật như sau:
“Không được yêu kẻ ngoại đạo”; “Chỉ được yêu những chàng trai quen ở
nhà thờ”; “Không bao giờ đồng tình với những đứa bạn yêu kẻ ngoại đạo”.
Cũng như với niềm tin, luật lệ cũng phân ra thành văn và bất thành
văn. Những luật lệ thành văn tuy có phần độc đoán nhưng chúng rất rõ
ràng, chẳng hạn: “Phải ăn cơm ở nhà vào dịp Giáng Sinh”, “Không được
cãi lại lời cha mẹ”... Và bởi những lời lẽ này rất rõ ràng nên con người ta có
thể xét lại khi trưởng thành.
Nhưng những luật lệ gia đình đó giống như những hồn ma điều khiển
rối. Chúng đứng sau giật dây và những con rối vô tri sẽ làm theo. Chúng
hoàn toàn vô hình, những hồn ma vô hình tồn tại dưới tầng bậc nhận thức,
những luật lệ như: “Con không được giỏi hơn cha”, “Con không được hạnh
phúc hơn mẹ”, “Mày không được tự quyết đời mày”, “Mày lúc nào cũng
phải dựa dẫm vào tao”, hoặc “Con tuyệt đối không được rời xa bố mẹ”.
Lee là một huấn luyện viên tennis và có một người mẹ luôn phục vụ
cô quá mức cần thiết, cô đã phải sống với những luật lệ bất thành văn nguy
hiểm ấy. Và mẹ của cô củng cố luật lệ này mỗi khi bà giúp đỡ cô. Bà sẵn
sàng chở cô đến San Francisco, giúp Lee dọn dẹp căn hộ, đem thức ăn đến
với niềm tin vô thức của bà đó là: “Nếu con gái mình không thể tự chăm
sóc bản thân thì nó sẽ luôn cần mình”. Niềm tin này chuyển hóa thành một
luật lệ “Con không được tự chủ”. Dĩ nhiên bà chẳng bao giờ nói ra những
lời đó, mà nếu hỏi bà thì bà sẽ chối bỏ chúng, không bao giờ thừa nhận