Tôi thực sự nghĩ tôi muốn được sống tốt. Tôi không muốn bản thân
chìm vào trầm cảm. Tôi không muốn làm rối tung các mối quan hệ.
Tôi không muốn sống như hiện tại. Nhưng mỗi lần tôi cố làm những
điều tích cực, tôi lại làm hỏng mọi thứ. Tôi sợ phải từ bỏ nỗi đau. Nó
quá quen thuộc với tôi, giống như đó là cảm giác mà tôi đang phải
chịu.
Cô ấy tuân theo lời người cha vũ phu của mình: “Mày phải chấp nhận
mày là một đứa trẻ hư đốn”, “Mày không được hưởng hạnh phúc”; “Ráng
mà chịu khổ đi”. Mỗi khi cô muốn cãi lại những thứ luật này, sự trung
thành đối với ý thức hệ của gia đình trỗi dậy mạnh mẽ hơn những gì cô
muốn. Cô phải tuân theo, bởi sự khuất phục đem đến cho cô cảm giác thân
thuộc, tuy đau đớn nhưng dễ chịu.
Trường hợp của Glenn cũng vậy, anh ấy đã thể hiện sự trung thành với
gia đình bằng việc nhận người cha sáng say chiều xỉn của anh vào công ty
và đưa số tiền anh cần để trang trải cuộc sống cho mẹ. Anh tin rằng cha mẹ
của anh sẽ khốn đốn nếu anh không ra tay giúp đỡ. Luật của gia đình anh
đó là: “Phải lo cho người thân bằng bất cứ giá nào”. Anh đã đem luật đó
vào gia đình nhỏ của anh. Anh đã luôn tuân theo luật và gồng mình để cứu
lấy người cha, người mẹ và người vợ nghiện rượu của mình.
Glenn đã cố chống lại sự tuân phục mù quáng đó nhưng anh dường
như không có khả năng giải thoát bản thân.
Họ chả quan tâm đến tôi khi tôi còn nhỏ, vậy mà tôi phải chăm sóc họ
khi tôi khôn lớn. Điều đó thật đau lòng. Tôi có làm bao nhiêu cho họ
đi nữa cũng không thay đổi được họ. Tôi chán ghét điều đó nhưng tôi
chẳng biết cách nào để thoát ra cả.
Cạm bẫy của sự phục tùng