tôn thờ niềm tin của người cha quá cố (Cuộc sống là để chịu đựng chứ
không phải để tận hưởng) và tuân theo luật lệ của gia đình (“Không được
tiêu tiền nhiều” và “đừng tin thằng nào cả”).
Sự phục tùng mù quáng tạo ra những đặc điểm hành vi của chúng ta từ
giai đoạn ta còn non trẻ và nó ngăn chúng ta thoát khỏi những đặc điểm đó.
Thường thì kì vọng và đòi hỏi của cha mẹ quá xa so với những nhu cầu của
chúng ta. Áp lực phải tuân phục luôn che mờ nhu cầu và khát khao mà ta
sẵn có. Chỉ khi nào bạn bật ngọn đèn soi rọi vào phần vô thức và đem
những thứ đó lên bề mặt, chúng ta mới có thể vứt bỏ đi những thứ luật lệ
đang hủy hoại bản thân mình. Phải nhìn rõ chân tướng của những thứ luật
lệ đó ta mới có thể được sống tự do.
Tôi không biết khi nào nó chấm dứt và cuộc
sống của tôi bắt đầu
Sự khác biệt duy nhất rõ ràng nhất giữa môi trường gia đình độc hại và
lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên cảm thấy được tự do như thế để
thể hiện bản thân. Những gia đình lành mạnh khuyến thích tính cá nhân,
trách nhiệm cá nhân và sự tự lập. Những gia đình đó khuyến khích sự phát
triển của tự trọng và cảm giác xứng đáng ở con trẻ.
Những gia đình không lành mạnh luôn cấm đoán thể hiện cá nhân.
Mọi người đều phải điều chỉnh giống với suy nghĩ và hành động của những
bậc cha mẹ độc hại. Họ tạo ra một không gian hỗn độn, xóa mất ranh giới
cá nhân và khiến các thành viên thành một khối hỗn tạp. Trong vô thức của
những người trong gia đình, thật khó để họ nhận ra ranh giới của họ ở đâu
và nơi kết thúc là ở điểm nào. Trong nỗ lực kết nối với người khác, họ
thường chèn ép cá tính riêng của người đó.
Trong một gia đình rối như tơ vò, cảm giác được chấp nhận phải đánh
đổi bằng chính bản thân mình. Bạn sẽ không thể tự hỏi “Tối nay mình có